Theo khảo sát của phóng viên, tại Hà Nội, ngoài cây sưa 130 năm tuổi ở Chương Mỹ vẫn còn nhiều “cụ sưa” đang được người dân trông nom, bảo vệ. Trong ảnh là cây sưa hơn 100 năm tuổi ở ngôi đình Quán Giá, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội.
Cây có chiều cao khoảng 15m, đường kính thân cây hơn 1m, to bằng vòng tay của hai người ôm. Cây sưa đỏ này nằm ngay trước đình Quán Giá, tán sum suê, lá xanh tốt.
Theo lãnh đạo UBND xã Yên Sở, hiện tại, trong đình có gần 10 cây gỗ sưa, trong đó có 4 cây to. Tuy nhiên, đặc biệt nhất là hai cây gỗ sưa to nhất ở đình có tuổi đời hơn 100 năm tuổi nằm ngay sát đường đi. Hiện tại, chính quyền và người dân vẫn đang trông nom, chăm sóc.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, ở thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội), thủ từ đình Quán Giá cho hay, những năm giá gỗ sưa sốt (2010), một số đối tượng đến thôn trộm gỗ sưa và bị nhân dân phát hiện truy đuổi nên bỏ chạy. Kể từ đó, công an xã lập chốt ngay cạnh đình bảo vệ cây.
Theo ông Kỳ, hàng ngày, người dân nơi đây vẫn thường xuyên trông nom, bảo vệ cây gỗ sưa, không có nguyện vọng bán cây. “Thêm nữa, đình Quán Giá được công nhận là di tích lịch sử văn hoá, cấp quốc gia, vì vậy, trong trường hợp chúng tôi muốn bán cây cũng phải được sự đồng ý của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND TP. Hà Nội. Người dân không thể tự quyết việc bán hay không bán”, ông Kỳ chia sẻ.
Cây gỗ sưa có 2 nhánh lớn vươn cao toả bóng mát. Khoảng 10 năm trở lại đây, gỗ sưa được coi như báu vật, giá bán đắt hơn vàng ròng. Sưa lớn, sưa bé đều được thương lái lùng mua ráo riết. Loại lõi nhỏ có giá bán 3-5 trăm ngàn đồng/kg, loại lâu năm có giá 40-50 triệu đồng/kg. Cũng chính vì vậy mà người dân ở thôn 5 quý cây sưa và ví như vàng ròng.
Loại gỗ sưa chủ yếu được thương lái thu mua sau đó xuất sang Trung Quốc để làm đồ thờ cao cấp…
Cây sưa không bị mối mọt, sâu héo nên phát triển tốt, nhiều cành non mới mọc.
Đây là cây sưa đỏ thứ 2 ở đình Quán Giá cũng có tuổi đời trên 100 năm tuổi. Cả hai “cụ sưa” này đều được trồng trước đình, ngay cạnh đường đi của thôn.
Cây gỗ sưa này cũng có chiều cao khoảng gần 15m, thân cây có đường kính khoảng gần 1m, tán cây rộng, lá xanh tốt. Theo Thủ từ của đình Quán Giá, vài năm trước cũng có nhiều thương lái đến xem cây sưa, chụp ảnh nhưng rồi sau đó họ lên ô tô rời đi, không trả giá mua.
Một số cây sưa nhỏ mới được người dân trồng trước khuôn viên của đình.
Đình Quán Giá được công nhận di tích lịch sử văn hoá, cấp Quốc gia năm 1991. Trải qua thời gian, nhưng ngôi đình vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên vẹn. Đình thờ anh hùng dân tộc Lý Phục Man – một danh tướng đã có công phò giúp Vua Lý Nam Đế chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỷ thứ VI để lập nên nhà nước Vạn Xuân.
Người dân trong thôn Phụ Chính đã làm đơn gửi chính quyền địa phương xin phép được bán cây gỗ sưa từng được trả...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.