Theo bài viết “Trận đánh hiệp đồng lịch sử” do Báo Quân khu 7 đăng tải nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, có đến nhắc đến một trong những chiến công đặc biệt của những chiếc cường kích A-37 thuộc Trung đoàn Không quân 937 trong phối hợp hiệp đồng tác chiến quân binh chủng trong trận Kong Pong Xom vào tháng 1/1979.
Theo kế hoạch tác chiến, lực lượng không mà cụ thể ở đây là Trung đoàn Không quân 937 có nhiệm vụ ném bom tiêu diệt tàu chiến Khmer Đỏ trên biển quanh hải cảng, các đảo để dọn bãi, tạo điều kiện cho Hải quân đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu xung quanh cảng và thị xã Kong Pong Xom. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Trong khi đó ở một mũi tấn công khác của Lục quân hiệp đồng với Hải quân tiến đánh Kong Pong Xom là 2 Sư đoàn 325, 304 của Quân đoàn 2 và Lực lượng vũ trang Cách mạng Campuchia. Nguồn ảnh: TTXVN.
Đúng 06 giờ 30 phút ngày 7/1/1979, theo kế hoạch hiệp đồng giữa Hải quân và bộ binh đánh chiếm cảng Kong Pong Xom diễn ra, thế nhưng Sư đoàn bộ binh 325 đến chậm so với thời gian hiệp đồng do gặp phải bãi lầy, xe cơ giới chở quân không qua được, phải hành quân bộ. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Ở mũi tấn công còn lại Lữ đoàn Hải quân 126 đổ bộ vào cảng Kông Pông Xom đúng lúc thủy triều xuống, xe tăng, xe lội nước và hải quân đánh bộ không phối hợp được với nhau. Ở trên cảng, Khmer Đỏ tổ chức phòng thủ chống cự quyết liệt với hỏa lực mạnh khiến quân ta không thể tiến vào sâu hơn trong bến cảng. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đưa Không quân vào chi viện. Sư đoàn Không quân 372 lệnh cho Trung đoàn Không quân 937 tổ chức 3 biên đội gồm 12 chiếc cường kích A37 thẳng tiến đến Kong Pong Xom, với nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực từ trên không cho phép Hải quân Đánh bộ của ta có thể tiến vào sâu trong đất liền Nguồn ảnh: Getty Images
Và trong lần xuất kích này những chiếc cường kích A-37 của Trung đoàn Không quân 937 đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi nhanh chóng tiêu diệt các cụm hỏa lực phòng ngự quan trọng của địch tại Kong Pong Xom, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải quân Đánh bộ và cả bộ binh tiến công vào làm chủ bến cảng và trung tâm thị xã. Nguồn ảnh: Getty Images
Cũng vào ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh cũng được quân đội ta cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng, hoàn toàn làm chủ thế trận trên chiến trường Tây Nam. Chiến thắng này cũng buộc tàn quân Khmer Đỏ vào tháo chạy về phía tây tới sát biên giới với Thái Lan. Nguồn ảnh: Bảo tàng Quân đoàn 4
Có thể nói trong trận Kong Pong Xom, với thế đánh áp đảo và cường độ xuất kích dày đặc, Không quân ta làm chủ toàn bộ trên không từ đó tạo ra lợi thế cho phép Hải quân Đánh bộ và bộ binh nhanh chóng giải phóng Kong Pong Xom chỉ sau một thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Trận Kong Pong Xom còn được xem là một trong những lần hiệp đồng binh chủng lớn nhất của Quân đội ta giữa cả ba binh chủng Hải, Lục, Không quân, góp phần vào chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 1979. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Về lai lịch của cường kích A-37, chúng là một trong nhiều vũ khí mà Quân đội ta có được sau năm 1975. Các phi đội A-37 của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng góp công lớn trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 1978-1979, giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Tới đầu những năm 1980, do thiếu phụ tùng bảo dưỡng máy bay, lần lượt các máy bay A-37 của Việt Nam phải dừng hoạt động. Rất đáng tiếc, nếu có thể duy trì A-37 vẫn sẽ là một chiếc chiến đấu cơ tốt. Lưu ý rằng, cho tới hiện tại không ít quốc gia trên thế giới vẫn đang dùng A-37. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng.
Ánh Dương (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.