Chiến tranh biên giới 1979: So sánh vũ khí Việt - Trung

Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ sáu, ngày 15/02/2019 18:29 PM (GMT+7)
Một bài báo của tờ Toutiao gần đây đưa ra một vài ví dụ so sánh hỏa lực của quân đội Trung Quốc và quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979.
Bình luận 0

Bài báo viết: Ngày 17.2.1979, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới đánh vào Việt Nam. Không ít người cho rằng quân đội Trung Quốc dễ dàng tiến vào lãnh thổ Việt Nam là do lúc đó họ có ưu thế về số lượng. Ước tính lúc đó Trung Quốc có khoảng 4 triệu quân, gấp mấy lần quân đội Việt Nam. Hai là quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí tiên tiến hơn quân đội Việt Nam, đặc biệt là ưu thế của vũ khí...

img

Ống phóng Type 69 của quân đội Trung Quốc.

Nhưng thông qua các tài liệu lịch sử, tờ Toutiao cho rằng tình hình không phải như vậy. Nguyên nhân thật sự lại ngược lại, trong quá trình giao chiến, quân đội Trung Quốc sử dụng rất nhiều vũ khí không bằng Việt Nam. Bởi vì khi Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, Việt Nam cũng vừa kết thúc chiến tranh chống Mỹ chưa lâu, thu được không ít vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ. Sau đó Việt Nam và Liên Xô kết đồng minh, lại được Liên Xô chuyển cho rất nhiều vũ khí tiên tiến.

Lấy súng làm ví dụ, đương thời bộ binh Trung Quốc trang bị phổ biến súng K67 và K67-1 cỡ 7,62mm mà quân đội Việt Nam phổ biến trang bị súng AKM của Liên Xô. So sánh về tính năng của hai khẩu súng, khẩu K67 do Trung Quốc sản xuất lạc hậu hơn rất nhiều so với khẩu AKM. Thứ nhất là nòng súng K67 có độ bền kém, khả năng bắn liên tục kém. Trong khi đó nguyên lý thiết kế của AKM tiên tiến, nòng súng thiết kế khéo léo, mỗi khẩu súng đều có kèm một nòng dự phòng, hễ xuất hiện tình huống bắn nhiều nòng quá nóng liền có thể thay thế nòng khác.

Thứ hai là K67 sử dụng công nghệ gia công lạc hậu, chẳng hạn giá súng sử dụng các bộ phận hoàn toàn bằng kim loại cắt gọt, không những lãng phí vật liệu mà cũng tăng thêm trọng lượng súng. Còn AKM sử dụng các linh kiện được tạo bằng công nghệ dập.

img

Súng cá nhân của lính Trung Quốc.

Xét về ống phóng hỏa tiễn, đương thời quân Trung Quốc trang bị ống phóng 40mm Type 69. Ngoài việc dùng để bắn xe tăng ra thì các mục tiêu kiên cố như lô cốt, ụ súng cũng là đối tượng bắn của nó. Mỗi đại đội bộ binh trang bị 6 ống phóng Type 69, trong thời chiến có lẽ lâm thời phối thuộc tăng cường đến những tiểu đội đảm nhiệm chủ công, trung đội thực hiện nhiệm vụ công kiên. Mỗi một khẩu này có một xạ thủ chính và một xạ thủ phụ, mang theo 8 quả đạn.

Trong khi đó quân đội Việt Nam thời ấy cũng trang bị hỏa tiễn chống tăng 40mm nhưng lại là B41 Mỹ chế tạo. Biên chế hỏa tiễn của Việt Nam khác quân Trung Quốc. Phía Việt Nam trang bị đến cho tận từng tiểu đội bộ binh, như vậy mỗi đại đội có 9 khẩu, cho nên hỏa lực mạnh hơn đại đội bộ binh của Trung Quốc.

Không chỉ thế, Type 69 còn tồn tại những nhược điểm như độ chính xác và độ tin cậy kém, uy lực không đủ. Đối mặt với công sự và cứ điểm của quân đội Việt Nam kiên cố, có lúc hỏa tiễn của Trung Quốc cơ bản “gặm” không nổi, quân lính có lúc không thể không phát huy “truyền thống cũ” là sử dụng bộc phá, chấp nhận nguy hiểm tính mạng để tiếp cận cứ điểm đối phương. Điều đó rõ ràng cũng là một nguyên nhân làm tăng thương vong.

Đương nhiên thời đó vũ khí Trung Quốc cũng không phải là luôn luôn không bằng Việt Nam. Chẳng hạn Trung Quốc nhập khẩu từ phương Tây radar pháo binh tiên tiến hơn Việt Nam, trong tác chiến đã phát huy tác dụng lớn. Tuy nhiên trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã phải trả cái giá thương vong lớn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương vong đó là bộ phận vũ khí nhẹ lạc hậu hoặc sử dụng không được. Từ bài học kinh nghiệm trong chiến tranh Việt - Trung đã cung cấp cho sự nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc những phương hướng chỉ dẫn và tham khảo giá trị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem