Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến

Thứ sáu, ngày 16/10/2020 08:31 AM (GMT+7)
Tính đến năm 1973 - năm cuối cùng Quân đội Mỹ hiện diện ở miền Nam Việt Nam, có khoảng 34% lính Mỹ nghiện heroin nặng. Phần lớn trong số họ cần thời gian rất dài để cai nghiện và phục hồi thể chất sau khi được đưa về nước.
Bình luận 0
Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 1.

Theo một thống kê được Lầu Năm Góc tiến hành bí mật trong các đơn vị lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam trong năm 1971 cho thấy, có tới 51% binh sĩ Mỹ ở miền Nam Việt Nam từng sử dụng các loại chất kích thích như cần sa hoặc heroin. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 2.

Ngoài ra cũng có 31% binh lính Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam sử dụng các loại chất gây nghiện mạnh khác như LSD để tìm kiếm đến ảo giác. Đặc biệt, có tới 28% lính Mỹ ở Việt Nam rơi vào tình trạng nghiện nặng. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 3.

Lý giải cho vấn đề nghiện ngập ở binh lính, quân đội Mỹ có đưa ra kết luận cho thấy, trợ cấp của lính Mỹ khi tham chiến ở Việt Nam là quá đủ để binh lính mua chất gây nghiện, vị trí địa lý của miền Nam Việt Nam lại gần với Tam Giác Vàng - khu vực có nguồn cung ma tuý lớn bậc nhất châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 4.

So với Chiến tranh Thế giới thứ hai, lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam cũng nhàn hơn khá nhiều vì vào mùa mưa các hoạt động quân sự của bộ binh của cả hai phía đều bị đình trệ gần như hoàn toàn dẫn đến việc một bộ phận lớn lính Mỹ chán nản, không có việc gì để làm và tìm đến với "nàng tiên nâu" do bị dụ dỗ. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 5.

Chưa kể tới những căng thẳng đến từ chiến trường khiến các binh sĩ Mỹ cần tới một chất kích thích thần kinh cảm giác mạnh để giúp họ đỡ sợ và "can đảm" hơn trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 6.

Quân đội Mỹ cũng đưa ra một vài ví dụ về việc binh lính sử dụng chất gây nghiện với liều cao dẫn tới việc tử vong do sốc thuốc, xảy ra tình trạng cãi vã với sĩ quan chỉ huy khi người lính đang trong trạng thái "phê" thuốc và tinh thần chiến đấu bị giảm sút rõ rệt do ma tuý. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 7.

Do đóng quân ở các vùng đô thị lớn, lính Mỹ có thể dễ dàng tìm mua được các loại chất gây nghiện với giá cả cực kỳ phải chăng, ví dụ như một điếu cần sa chỉ có giá tương đương với một bao thuốc lá và lính Mỹ có thể hỏi mua cần sa ở bất cứ quầy bán thuốc lá nào ở các thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 8.

Thậm chí, bản thân quân đội Sài Gòn cũng... trồng và bảo kê các hoạt động buôn lậu cần sa, ma tuý để phục vụ cho binh lính Mỹ. Việc ma tuý và các chất gây nghiện khác có giá rẻ mạt được "phổ cập" tại miền Nam Việt Nam đã khiến nhiều lính Mỹ không thể tránh được khỏi cám dỗ trước mắt. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 9.

Thậm chí, chính bản thân quân đội Mỹ cũng tự tìm nguồn cung chất gây nghiện cực kỳ "ổn định" cho những quân nhân nghiện ngập bằng cách viết báo cáo khống, khai khống số lượng thuốc giảm đau Morphin trên chiến trường. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 10.

Loại thuốc giảm đau khẩn cấp này có thành phần chất gây nghiện, cho phép binh lính giảm đau ngay lập tức trong trường hợp bị thương. Tuy nhiên nếu dùng thường xuyên, Morphin có thể khiến người lính bị nghiện cảm giác "mơ màng" mà nó mang lại. Nguồn ảnh: Arcgis.

Chiến tranh Việt Nam: Lạnh người cách lính Mỹ tập làm quen với cuộc chiến - Ảnh 11.

Tính đến năm 1973 - năm cuối cùng lính Mỹ hiện diện ở Việt Nam, có khoảng 34% số lượng lính Mỹ đóng quân đồn trú tại đây nghiện heroin nặng. Phần lớn trong số họ cần thời gian rất dài để cai nghiện và phục hồi thể chất sau khi được đưa về nước. Nguồn ảnh: Arcgis.

 

Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem