Cho vay bất động sản
-
Chiều 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng được Quốc hội yêu cầu giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu.
-
Thị trường bất động sản năm 2024 nhận được nhiều tín hiệu tích cực như lãi suất ngân hàng đang ở mức hấp dẫn, hệ thống pháp lý dần hoàn thiện, đặc biệt tính thanh khoản hồi phục ở một số phân khúc. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng tiền "đổ mạnh" vào thị trường bất động sản.
-
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, cứ 10 đồng, thì có 2 đồng dành cho bất động sản. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh bất động sản lại có sự tăng trưởng rất cao (tăng 21,86%), cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước.
-
Tính đến cuối năm 2022, tín dụng bất động sản đạt 2,58 triệu tỷ đồng, chiếm tới 21,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, có doanh nghiệp dư nợ tăng 300% nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn kêu khó tiếp cận vốn, không có tiền. Câu hỏi đặt ra, doanh nghiệp bđs đã dùng 2,58 triệu tỷ làm gì? Vòng quay tiền mắc kẹt ở đâu?
-
Thống kê của Dân Việt cho thấy, tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của 10 ngân hàng thương mại có thuyết minh tại báo cáo tài chính quý IV/2022, tăng 26% trong năm 2022.
-
Việc thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật là một trong những nhu cầu vốn không được cho vay được đề cập tại Dự thảo đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến.
-
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro với hoạt động ngân hàng do thị trường bất động sản có biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường… ảnh hưởng đến cấp tín dụng.
-
Dư nợ tín dụng bất động sản hiện vẫn chiếm khoảng 18 – 20% tổng dư nợ nền kinh tế (khoảng 2 triệu tỷ đồng). Ngoài ra, trong 3 năm trở lại đây dòng vốn đổ vào bất động sản còn được hỗ trợ từ trái phiếu doanh nghiệp.
-
TS Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường bất động sản sẽ thiết lập mặt bằng giá mới. Bong bóng bất động sản có dấu hiệu hình thành nhưng chưa có nguy cơ vỡ. Tuy nhiên, tình trạng đầu cơ chờ tăng giá vẫn có thể là mầm mống dẫn đến rủi ro bong bóng bất động sản trong trung hạn.
-
Theo các chuyên gia, giảm lãi suất cho vay tới 2% đối với lĩnh vực bất động sản phải có “gạn lọc”, tránh ưu đãi tạo đòn bẩy cho giới đầu cơ.