Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thị trường chứng khoán phục hồi ngoạn mục
Tại buổi họp mặt, đại diện UBCKNN cho biết, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhờ Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều điểm sáng, Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ TTCK, TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục, được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng với Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối Quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019.
Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã phục hồi mạnh, Quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối Quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Tính riêng trong quý 4, giá trị giao dịch bình quân đạt 11.593 tỷ đồng/phiên, tăng 2,5 lần so với Quý I/2020 và so với cuối năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt gần 394 nghìn tài khoản, tăng 109% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Trên thị trường phái sinh, giao dịch của hợp đồng tương lai trên chỉ số sôi động, thanh khoản tăng gần 80% so với năm trước. Trong năm vừa qua, TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với bình quân năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.
Tổng mức huy động trên TTCK ước đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2019, trong đó huy động qua phát hành cổ phiếu giảm, qua cổ phần hóa tăng nhẹ, riêng huy động trái phiếu Chính phủ tăng kỷ lục gần 350.000 tỷ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân duy trì ở mức cao (gần 14 năm) và lãi suất phát hành bình quân đạt thấp hơn 0,78%-1,45% so với mức năm 2019 (2,83%). Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp cũng ghi nhận một năm phát hành kỷ lục (39.895 tỷ đồng).
Về kết quả kinh doanh của các DNNY/ĐKGD, mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, tuy vậy, nhiều doanh nghiệp niêm yết/ĐKGD vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, số lượng công ty báo cáo có lãi vẫn chiếm 84% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo trong Quý III/2020, điều này thể hiện doanh nghiệp đã có sức chịu đựng khá tốt dù trải qua dịch Covid-19.
Nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh, ưu tiên của Uỷ ban Chứng khoán là giữ cho được 1 môi trường thực sự minh bạch. Vì thế điều quan trọng là có cơ sở pháp lý chắc chắn, liên tục cải tiến trong áp dụng luật cùng với đó là điều hành thị trường chủ động, linh hoạt, thực thi thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường.
Theo Chủ tịch UBCKNN, thời gian qua do sự phát triển rất nhanh, thậm chí nóng của thị trường gây ra hiện tượng nghẽn lệnh của HoSE. UBCKNN đã báo cáo Bộ Tài chính để đưa giải pháp nhưng đáng tiếc là mới chỉ là những giải pháp tạm thời. Việc nâng lô cổ phiếu từ 10 lên 100 để giảm bớt lượng lệnh trên thị trường là hành động sớm hơn dự kiến.
"Hiện nay thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều cái nhất: Nhất về thanh khoản, nhất về tài khoản mở mới.... "Một số chuyên gia cảnh báo thị trường đang tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, xét trên các điều kiện vĩ mô thì thanh khoản tăng như vậy là có cơ sở", ông Dũng cho hay.
Theo đó, ông Dũng cho rằng, các điều kiện cụ thể cho thấy thị trường tăng trưởng nóng nhưng có cơ sở là: Dịch bệnh Covid-19 đã khá rõ ràng, thể hiện đúng quyết tâm của Chính phủ từ đầu năm là quyết tâm duy trì mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa tăng trưởng kinh tế. Càng về cuối năm niềm tin vào mục tiêu kép càng trở nên rõ ràng tác động tích cực tới tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBCKNN cũng lưu ý rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi trên 70% so với mức đáy tháng 3-4/2020 nên có thể thấy thị trường đã phát triển rất mạnh. Sang tới năm 2021 còn nhiều bất định nên các nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng tất cả các bối cảnh vĩ mô, diễn biến của đại dịch Covid-19, tình hình thực tế từng doanh nghiệp để đưa quyết định sáng suốt nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.