Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nguyễn Ngọc Long, chuyên gia truyền thông Trăng Đen đã có những chia sẻ về sự việc Cục Văn hoá cơ sở ra văn bản cấm sử dụng cụm từ “mở lon Việt Nam” trong các quảng cáo của nhãn hàng Coca Cola.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long
"Theo quan điểm của tôi, nhãn hàng Coca Cola đang cố tình sử dụng các ngữ nghĩa trong phần quảng cáo của mình. Vì sao tôi lại khẳng định như vậy, bởi bản thân họ là đơn vị lớn, bộ phận truyền thông của họ rất mạnh, hơn nữa họ có nhiều kinh nghiệm trong chiến dịch phải phù hợp với văn hoá, pháp luật của địa phương. Nên nếu ai đó nói rằng, nhãn hàng đã không lường được hậu quả khi sử dụng ngữ nghĩa là không đúng", Nguyễn Ngọc Long khẳng định.
"Thứ nữa, trước đây họ cũng đã từng sử dụng câu từ lon in trên lon Coca Cola và cũng đã nhận được những phản ứng từ xã hội, rằng in từ lon có nghĩa như thế nào, vì vậy họ thừa biết phản ứng của dư luận.
Nên theo tôi đây là hành động đi trên dây của họ. Tức là họ muốn làm chương trình tạo lên sự tranh cãi, và không chỉ có nhãn hàng Coca Cola muốn làm vậy, rất nhiều nhãn hàng đã dùng chiêu này và chấp nhận rủi ro".
Trả lời trước câu hỏi cơ quan chức năng có quá nhạy cảm với cụm từ “mở lon Việt Nam”, chuyên gia truyền thông Trăng Đen – Nguyễn Ngọc Long cho hay, đó là nhìn một phía từ góc độ của người làm truyền thông, người sử dụng mạng xã hội hay người tiêu dùng. Còn nói đi cũng phải nói lại, cũng phải thông cảm với cơ quan chức năng, bởi họ đứng ở phía bên kia, họ cũng có những nỗi lo khác, nên nói rằng họ nhạy cảm thái quá cũng được, chúng ta nên thông cảm và hiểu cho công việc của cơ quan quản lý.
"Bởi ở bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự nhạy cảm, đặc biệt là với những người làm trong lĩnh vực quản lý văn hoá, thì việc nhạy cảm thái quá cá nhân tôi cho là cần thiết. Tuy nhiên, cách xử lý nhạy cảm đó như thế nào để phù hợp và gỡ bỏ nỗi lo của cơ quan quản lý nhà nước mà lại không ảnh hưởng tới doanh nghiệp và gây ra sự ì xèo của xã hội. Tức là, cách xử lý của Cục Văn hoá cơ sở trong trường hợp này tôi cho là đang còn lúng túng.
Còn về phía truyền thông và dư luận, theo tôi nên hiểu và thông cảm cho cơ quan quản lý và nên hiến kế thay vì bênh bên này hoặc bên kia.
Chia sẻ thêm về việc liệu trong những văn bản có thể chỉ rõ cụ thể như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho biết, điều đó sẽ rất khó, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá là thứ rất khó định lượng. Khi đưa ra điều luật đang là định tính và trở thành định lượng thì bắt buộc phải có những cái gạch đầu dòng để định lượng điều đó. Ví dụ nền tư pháp ở một số đất nước sẽ quy định rằng: Người dân sẽ được làm những gì mà họ không cấm, còn ở Việt Nam thì diễn giải rằng, người dân chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Trước đó, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca Cola.
Theo nội dung công văn nêu rõ: Hiện nay, nội dung quảng cáo sản phẩm Coca Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện quảng cáo có sử dụng cụm từ "Mở lon Việt Nam". Việc sử dụng cụm từ nêu trên trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo.
Để kịp thời xử lý và chấn chỉnh hoạt động quảng cáo nêu trên, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTT: Kiểm tra, rà soát hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo Coca Cola đã tiếp nhận và yêu cầu chỉnh sửa cụm từ "Mở lon Việt Nam"; yêu cầu tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo… đối với quảng cáo trên phương tiện bảng, băng-rôn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.