Tôi không hề muốn anh ta đi quanh chút nào”. Còn với các đồng nghiệp, Schaefer bị ám ảnh với việc viết giấy phạt giao thông. Một cựu đặc vụ FBI cho hay, Schaefer thích chặn các cô gái trẻ lại và muốn hẹn hò với họ. Nhiều năm sau, các thám tử phát hiện rằng một trong những cô gái đó đã biến mất vĩnh viễn, ngay sau khi bị Schaefer chặn xe.
Ngày 16.3.1972, Schaefer suýt bị sa thải nhưng may vẫn được giữ lại nhờ một vụ bắt ma túy. Tuy nhiên, những sai lầm ngớ ngẩn vẫn tiếp tục và đến ngày 19.4, Schaefer có cuộc nói chuyện cuối cùng với cảnh sát trưởng. Hắn cầu xin cơ hội khác, với “nước mắt vòng quanh” khiến cảnh sát trưởng mủi lòng. Song, ngay ngày hôm sau, khi phát hiện Schaefer đã nộp đơn làm việc cho Sở cảnh sát Hạt Broward, ông sa thải Schaefer ngay lập tức. Và Schaefer cũng không được Hạt Broward tuyển mộ, do thi trượt môn tâm lí.
Bị cáo Gerard Schaefer bị kết án tù chung thân. Ảnh: TL
Rốt cuộc đến ngày 30.6.1972, Schaefer được cảnh sát trưởng Richard Crowder ở Hạt Martin tuyển mộ, với thư giới thiệu của cảnh sát trưởng Bernard Scott ở Wilton Manor. Chỉ 1 tháng sau đó, khi Schaefer bị bắt trong vụ Trotter-Wells, Crowder mới kiểm tra bức thư đó và nhận ra nó bị làm giả. Có những lúc, Schaefer cho biết hắn chán việc giết lẻ từng người. Hắn viết phải giết 2 người “mới vui”, do khi đó mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn và phải làm nhanh hơn.
Schaefer được phép tại ngoại, và chờ ngày ra tòa vì vụ bắt cóc Trotter-Welss ở Hạt Martin, nơi 2 nạn nhân của hắn bị giết vào ngày 27.9.1972. Trên thực tế vụ án mạng Susan Place và Georgia Jessup đã khiến bị phải ngồi tù trọn đời và là vụ giết người duy nhất mà Gerard Schaefer từng bị xét xử. Tháng 12 năm đó, Schaefer bị kết án trong vụ tấn công Trotter-Wells, song không thực sự phải ngồi tù cho đến ngày 15.1.1973, trong thời gian này tiếp tục có nạn nhân mất tích và mọi manh mối đều chỉ về phía Schaefer, song hắn không hề bị buộc tội.
Vợ hắn, Teresa Schaefer chỉ thăm chồng một lần duy nhất vào ngày 17.11.1973 để trao cho Gerard giấy li hôn. Trên thực tế Schaefer cũng bận rộn vì một âm mưu khác, tuyên bố mình đã bị cảnh sát và công tố viên Hạt Martin gài bẫy. Trong kịch bản mới của mình, Schaefer cho rằng đã bị gài giết “hai đặc tình” do hắn không chịu tham gia đường dây của các ông trùm ma túy. Hắn viết tổng cộng tới 19 đơn kháng cáo, song đều bị tòa bác bỏ. Tháng 9.1985, Schaefer bị cáo buộc âm mưu vượt ngục và giết hại một danh sách các nạn nhân, trong đó có cô vợ cũ. Hệ quả là hắn bị chuyển đến nhà tù có an ninh cẩn mật nhất California, Starke, nơi trên thực tế là chỗ giam giữ các tử tù.
PV (PL&XH)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.