CLIP: Giữa đêm, theo chân “thợ săn” con giáp xác có 3 vạch trên mai

Chúc Ly Thứ sáu, ngày 09/03/2018 06:30 AM (GMT+7)
Để bắt được những con ba khía tươi ngon cũng đòi hỏi người bắt có được kỹ năng thuần thục. Theo chân những “người thợ săn” ba khía Gạch Gốc trứ danh, chúng tôi đã có dịp mở mang tầm mắt.
Bình luận 0

Cà Mau là vùng đất được biết đến với nhiều đặc sản trứ danh, một trong số ấy là con ba khía. Theo người dân xứ Đất Mũi, con ba khía vào loại ngon nhất phải kể đến ba khía Gạch Gốc.

Clip: "Săn" con ba khía ở xứ Đất Mũi

Ba khía là loài giáp xác thuộc họ cua, thường sống ở vùng bãi bồi nước lợ, mặn, nhiều nhất là ở những tán đước, mắm hoặc bờ vuông. Ba khía có hình dáng gần giống với cua đồng, trên mai ba khía có ba vạch, có lẽ từ đó mới có tên gọi ba khía.

img

Ba khía có hình dáng gần giống với cua đồng, trên mai ba khía có ba vạch, có lẽ từ đó mới có tên gọi ba khía. (Ảnh: Chúc Ly).

Để bắt được những con ba khía tươi ngon cũng đòi hỏi người bắt có được kỹ năng thuần thục. Theo chân những “người thợ săn” ba khía Gạch Gốc trứ danh, chúng tôi đã có dịp mở mang tầm mắt.

img

Để bắt được những con ba khía nhanh nhạy này "thợ săn" cần có kỹ năng thuần thục. (Ảnh: Chúc Ly).

Ông Bông Văn Muội (ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc bắt ba khía, cho biết: "Muốn đi bắt ba khía phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, cần có bao tay để ba khía không kẹp, một dụng cụ gọi là cây xôm (được làm từ gỗ, dài khoảng 1m, bản dẹp) để chặn vào hang ba khía và thùng nhựa được khoét 1 lổ nhỏ để đựng ba khía".

img

Ba khía thường sống ở những vạt mắm, đước ven sông hoặc bờ vuông. (Ảnh: Chúc Ly).

img

Người "thợ săn" dùng cây xôm chặn ở hang để bắt con ba khía. (Ảnh: Chúc Ly).

Cũng theo ông Muội, tại địa phương, bắt ba khía là nghề phụ của nhiều nông dân lúc nông nhàn, nhằm kiếm thêm thu nhập. Và con ba khía vùng Gạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) được xem là ngon bật nhất vì có chất lượng thịt chắc, ngon và ngọt hơn những nơi khác.

img

img

Để bắt được ba khía cần nhất là phải nhanh tay. (Ảnh: Chúc Ly).

“Bắt ba khía thì không có gì khó chỉ hơi cực do phải lặn lội nhiều. Người bắt cần phải nhanh tay, và biết cách đặt cây xôm sao cho đúng chỗ để ba khía không chạy đi. Ba khía có nhiều và ngon nhất là từ khoảng tháng 5-7 âm lịch, bước qua mùa gió chướng khoảng tháng 9, 10 âm lịch thì ba khía bị ốp, thịt không chắc. Trung bình mỗi ngày tôi bắt khoảng 7-10kg ba khía, mỗi tháng bắt được 2 con nước là khoảng 10-13 ngày” - ông Muội chia sẻ.

img

Hiện giá ba khía Gạch Gốc loại lựa vào khoảng 55.000 đồng/kg, còn loại xô ngang thì khoảng 35.000 đồng/kg. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo người dân địa phương, mỗi năm sẽ có một ngày ba khía hội, tức là lúc tập trung lượng ba khía nhiều nhất. Ba khía hội rơi vào tháng 7 âm lịch, có thể vào một trong hai ngày là ngày 15 hoặc là 30. Vào ngày ba khía hội thì con ba khía rất dạn, không nhát người như những ngày thường. Nhờ đó bà con kiếm được nhiều ba khía hơn gấp đôi gấp 3 lần bình thường.

Từ con ba khía Gạch Gốc, người dân đã chế biến món ba khía muối nổi tiếng khắp nơi trong cả nước. Ngày nay, ngoài món ba khía muối, con ba khía còn được biết đến qua những món ngon không kém như: Ba khía rang muối, ba khía luộc xả, ba khía rang me,…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem