Có gì đặc biệt ở nơi đầu tiên chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây Bắc?

Hải Đăng Thứ năm, ngày 06/05/2021 16:45 PM (GMT+7)
Mới đây, đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đến thăm nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10, tại huyện Thuận Châu (Sơn La). Đây là nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên tại khu vực Tây Bắc.
Bình luận 0
"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 1.

Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 thuộc Công ty CP Cao su Sơn La (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Dự án khởi công tháng 3/2018, xây dựng trên diện tích gần 16ha tại xã Tông Lạnh (Thuận Châu, Sơn La), tổng mức đầu tư trên 109 tỷ đồng, công suất chế biến 9.000 tấn mủ/năm.


"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 2.

Đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định: Việc phát triển cây cao su và đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến cao su Sơn La có ý nghĩa quan trọng, giúp tỉnh Sơn La thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn; góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...

"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 3.

Nhà máy cao su Sơn La 28/10 được lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại phù hợp với quy mô. Hệ thống xử lý nước thải sử dụng thiết bị chủ yếu của Nhật Bản và châu Âu, công nghệ xử lý bằng vi sinh, bảo đảm quy định về môi trường.

"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 4.

Từ khi nhà máy cao su Sơn La 28/10 hoạt động sẽ đưa giá trị nguyên liệu mủ cao su lên gấp 4 lần. Từ 1 tấn mủ đông với giá khoảng 10 triệu đồng sau chế biến tăng lên 40 triệu đồng. Cùng với đó, nhà máy này giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng.

"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 5.

Theo lãnh đạo Công ty CP Cao su Sơn La, tính đến ngày 31/12/2020, công ty khai thác được 3.283 tấn mủ "vàng trắng", đạt trên 100% kế hoạch; năng suất cao su trung bình đạt 0,80 tấn/ha; chế biến đạt 2.198 tấn (đạt trên 97% kế hoạch). Sản phẩm cao su của công ty hiện giao dịch và bán cho các công ty có uy tín trong và ngoài nước, trong đó có xuất khẩu cao su sang Trung Quốc.

"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 6.

Năm 2021, kịch bản 1 Công ty Cao su Sơn La đang đặt mục tiêu chế biến và tiêu thụ 4.700 tấn mủ với giá cao su bình quân 30,5 triệu đồng/tấn. Tổng doanh thu đạt khoảng trên 179 tỷ đồng, lợi nhuận 2,57 tỷ đồng

"Mục sở thị" nơi chế biến "vàng trắng" xuất khẩu đi Trung Quốc ở Tây bắc - Ảnh 7.

Hiện, tổng diện tích cao su của Công ty Cao su Sơn La đạt trên 6.000ha, trong đó, diện tích khai thác đạt gần 4.000ha, kiến thiết cơ bản đạt gần 2.000ha, chờ thanh lý trên 159ha...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem