Cổ phiếu địa ốc đồng loạt "có biến" do bàn tay "tổ lái"?

Nguyễn Tường Thứ năm, ngày 18/05/2017 06:30 AM (GMT+7)
Thị trường tài chính đang lóa mắt với sắc xanh của cổ phiếu địa ốc, nhiều mã èo uột trong thời gian dài bỗng chốc kịch trần nhiều phiên liên tiếp. Nguyên nhân nào dẫn đến việc cổ phiếu địa ốc đồng loạt “có biến”?
Bình luận 0

imgDự án đình đốn phải bán để trả nợ, cổ phiếu QCG vẫn "có biến" với 13 phiên kịch trần liên tiếp

Sốc!

Diễn biến trên thị trường chứng khoán thời gian qua cho thấy dòng tiền đang ồ ạt chảy vào cổ phiếu địa ốc. Sắc xanh ngập tràn, hàng loạt mã leo lên mức trần như FLC, HQC, MCG, CLG, NVT, SCR, DXG. Nhiều mã khác cũng tăng trưởng ấn tượng như KBC, ITA, TDH, NTL, NLG, NBB, PPI, SJS, VPH… Nhóm cổ phiếu nổi sóng từ đầu năm bắt đầu “bứt phá” trong nửa tháng trở lại đây.

Môt vài mã cổ phiếu đã “phi mã” bất thường và kịch trần nhiều phiên liên tiếp. Đơn cử như Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) với 13 phiên kịch trần liên tiếp và chưa có dấu hiệu chững lại. Cổ phiếu QCG đang giao dịch ở mức trên 16 nghìn đồng/CP. Cần nhớ, CP của DN này thời điểm trước đây một tháng, chưa bao giờ chạm được mốc 5 nghìn đồng/CP. Đây cũng là mã thuộc dạng “bết bát” của thị trường chứng khoán từng có thời gian tưởng như không thể cứu vãn và bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ Cường đô la) từng tuyên bố ý định hủy niêm yết.

Một mã cổ phiếu địa ốc “có biến” khác là Phát Đạt (HOSE: PDR). Dù không có cuộc “thoát xác qua đêm” ngoạn mục như QCG nhưng PDR cũng đang giao dịch ở mức “khủng” trên 27 nghìn đồng/CP và sắc xanh ngập nhiều phiên liên tiếp với lượng giao dịch lớn. Phát Đạt là DN địa ốc “chúa chổm” có tiếng trên thị trường. Mức tăng trưởng của CP DN vô cùng ấn tượng khi ở thời điểm đầu năm, mã PDA được giao dịch quẩn quanh ở mức 13 nghìn đồng/CP.

Bàn tay tổ lái?

Sự tăng trưởng “sốc” của cổ phiếu QCG trong thời gian gần đây chủ yếu liên quan đến việc sang nhượng dự án Phước Kiển cho một pháp nhân được cho là có liên quan đến Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan. Theo đó, QCG đã nhận được 50 triệu USD (hơn 1 nghìn tỷ đồng) để tất toán khoản vay tại BIDV.

Tuy nhiên, chỉ một thông tin tích cực như vậy, liệu có đủ hấp lực kéo nhà đầu tư làm nên một cơn tăng trưởng chấn động thị trường chứng khoán? Cần nhớ, QCG là DN “chúa chổm” nổi tiếng thị trường địa ốc và ì ạch trong nhiều năm qua. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017, QCG nợ hơn 4 nghìn tỷ đồng, đa phần là nợ ngắn hạn. Con số này vượt quá vốn chủ sở hữu tại (hơn 3.900 tỷ đồng). DN này cũng luôn dẫn đầu ở top tồn kho BĐS, với lượng hàng hóa lên đến gần 6 nghìn tỷ đồng, theo cáo bạch tài chính.

Tổng tài sản hơn 8.200 tỷ đồng, trong khi đó nợ và tồn kho vượt quá con số 10 nghìn tỷ đồng. Bên ngoài thị trường, QCG cũng bết bát với dự án treo trầm kha. Vì vậy, cổ phiếu QCG phi mã chỉ với một thông tin thương vụ M&A dự án Phước Kiển, là điều rất khó lý giải.

img

CP PDR "phi mã" sau tin đồn bán River City cho Vạn Thịnh Phát

Tương tự là màn “thoát xác” ngoạn mục của PDR với mức tăng trưởng hơn gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn. Phát Đạt cũng được liệt vào hàng “chúa chổm” địa ốc. Theo cáo bạch quý I/2017, tổng tài sản của PDR  hơn 9.300 tỷ đồng nhưng DN này đang “gánh” lượng tồn kho trị giá hơn 7.400 tỷ đồng và số nợ gần 7.000 tỷ đồng.

Điều gì làm nên cuộc “lột xác” của mã PDR? Cách đây ít lâu, rộ lên tin đồn Phát Đạt chuyển nhượng toàn bộ dự án River City cho đại gia Trương Mỹ Lan. Cổ phiếu bắt đầu có sự thay đổi. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt sau đó phủ nhận thông tin chuyển nhượng dự án để trả nợ DongA Bank. Tuy nhiên, trong ĐHCĐ, lãnh đạo DN cũng được thông qua kế hoạch sang nhượng dự án The Everich 3 cho một đối tác giấu kín. Bên ngoài thị trường, Phát Đạt không có sản phẩm mới. Dự án The Everich cũng có con số tiêu thụ không ấn tượng. Dòng sản phẩm Everich đang dẫn đầu danh mục tồn kho của DN cùng với dự án Nhà Bè và nhiều dự án khác.

Nợ và tồn kho lớn hơn tài sản sở hữu. Sự tăng trưởng cổ phiếu của những DN như QCG và PDR là một hiện tượng “lạ” trên thị trường chứng khoán.

Nhìn nhận về thị trường cổ phiếu địa ốc hiện tại, một chuyên gia tài chính cho rằng đang “có biến” trong khối Penny stock (cổ phiếu có giá trị dưới  5 USD) không ngoại trừ yếu tố “bàn tay tổ lái”. Tức là chính DN tung tiền thu gom cổ phiếu của chính mình để tạo sóng, hút nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Hàng loạt doanh nghiệp không triển khai dự án, kết quả kinh doanh èo uột nhưng bỏ tiền để các sàn chứng khoán “lái”. Điều này đẩy thị trường chứng khoán vào canh bạc đỏ đen khi sự lên xuống của các mã chứng khoán không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh mà do sự thao túng. “Nhìn chung với thị trường địa ốc hiện tại.

Việc hàng loạt mã cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng không phản ánh đúng tình hình. Nhà đầu tư khôn ngoan cần cẩn trọng với dòng tiền “ảo” ồ ạt chảy vào CP địa ốc”- vị này khuyến cáo. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem