Các nhà khoa học thuộc Cục thông tin nghiên cứu các giao tiếp bên ngoài trái đất (METI) có căn cứ tại San Francisco đã lên kế hoạch gửi tín hiệu đến các hành tinh cách xa trái đất và chủ động giao tiếp với người ngoài hành tinh thay vì chờ đợi.
Thông điệp đầu tiên mà các nhà nghiên cứu thuộc METI sẽ gửi đến người ngoài hành tinh thông minh là "xin chào".
Các nhà thiên văn học đang lên kế hoạch trò chuyện với người ngoài hành tinh bằng cách gửi tín hiệu laser hoặc tín hiệu truyền thanh. Thiên thể đầu tiên sẽ được gửi thông điệp là Proxima Centauri, ngôi sao gần với Mặt Trời nhất. Các thiên thể xa hơn cách trái đất hàng trăm, hàng ngàn năm ánh sáng sẽ được gửi các tín hiệu giao tiếp.
"Nếu chúng ta muốn bắt đầu một cuộc trao đổi cho một quá trình nhiều thế hệ, thì chúng ta cần phải tìm hiểu và chia sẻ thông tin," Douglas Vakoch, chủ tịch METI và cựu giám đốc phụ trách mảng Soạn thảo Thông điệp giữa các ngôi sao thuộc Cục nghiên cứu các giao tiếp bên ngoài trái đất (SETI) ở California phát biểu, theo tạp chí phys.org.
Được thành lập năm ngoái, METI sẽ tổ chức hai cuộc hội thảo trong năm 2017 ở St Louis và Paris. Tổ chức này cũng có kế hoạch tăng một triệu đô la Mỹ để cài đặt các máy truyền phát tín hiệu tại các điểm xa xôi trong không gian để thực hiện sứ mệnh của mình.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tìm cách làm thế nào để tạo ra và gửi đi thông điệp đơn giản nhưng mạnh mẽ, "Xin chào," tới người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, dự án này cũng gây ra nhiều tranh cãi, với những câu hỏi như liệu chúng ta có muốn người ngoài hành tinh biết đến nơi ở của chúng ta, đặc biệt là nếu như họ không thân thiện với chúng ta.
Đối với câu hỏi này, nhà vật lý Mark Buchanan đã phản hồi lại: "Chúng tôi không thể có bất kỳ ý kiến nào về việc liệu người ngoài hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho chúng ta hay không", theo tạp chí Nature Physics.
Tuy nhiên, Tổ chức METI cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.
"Tôi nghĩ rằng có một cái gì đó đáng để học, không có gì đáng sợ cả, và ít nhất là khả năng phát hiện ra một cái gì đó thật sự cách mạng: Chúng ta có bạn đồng hành ở gần chúng ta," Seth Shostak, nhà thiên văn học cấp cao thuộc Viện SETI, phát biểu.
Nhiệm vụ đầu tiên tương tự như vậy đã được khởi xướng bởi NASA vào đầu những năm 1970, khi tàu vũ trụ Pioneer 10 và 11 đã mang theo một thông điệp dưới hình thức của một thẻ vàng, tiếp theo đó là một đĩa ghi âm.
Ngoài ra, một thông điệp phát thanh đã được phát đi bởi Frank Drake của SETI, tín hiệu này có thể được thu thập dưới hình thức một biểu đồ các hình ảnh.
Cho đến nay, không có quy tắc nào được lập ra cho việc gửi các tín hiệu vào không gian.
Công ty mạng Yuri Milner đã tài trợ 100 triệu đô la Mỹ cho SETI và Dự án Nghe Đột phá tại Đại học California, Berkeley, để khảo sát không gian nhằm phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến công nghệ của người ngoài hành tinh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.