Cụ cây báu vật ở Sài Gòn bỗng "bật gốc bay đi" giờ ra sao?

Dương Thanh Thứ năm, ngày 08/02/2018 18:55 PM (GMT+7)
Sau 3 tháng "bay đi, bay lại", cụ cây trên đường Trường Lưu đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.
Bình luận 0

img

Cây sộp cổ thụ nằm trên đường Trường Lưu (phường Long Trường, quận 9, TP.HCM) được người dân địa phương xem như “báu vật linh thiêng” của dân làng vì nó đã gắn bó với người dân nơi đây hàng trăm năm qua. Những cụ cao niên ở đây cho biết, từ lúc sinh ra đã thấy cây sộp tồn tại và nó đã có mặt ở đây từ 3-4 đời trước đó.

img

Giữa tháng 11/2017, một công ty chuyên về bất động sản có dự án “khủng” trên đường Trường Lưu đã huy động máy xúc, máy cưa cùng hàng chục nhân công đến bứng cụ cây báu vật của người dân giữa ban ngày, sau đó mang về trồng trong khuôn viên dự án cách đó khoảng 1km.

img

Do việc “trộm” cây quá nhanh nên người dân không hay biết. Một số người biết nhưng không dám phản ứng. “Thật không hiểu nổi tại sao một đơn vị làm ăn lớn như vậy lại ngang nhiên chiếm đoạt cây sộp cổ thụ của dân làng. Cây sộp đã có hàng trăm năm tuổi, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nó là tài sản quý giá nhất và được người dân Trường Lưu xem như báu vật. Vậy mà...”, một người dân địa phương nói sau khi biết tin cây sộp bỗng " bật gốc bay" vào dự án.

img

Khi người dân phản ứng quyết liệt, yêu cầu đại diện công ty bất động sản giải thích thì đơn vị này cho rằng muốn đưa cây sộp về khu vực dự án để tôn tạo khang trang, sạch đẹp, xây dựng làm nơi tín ngưỡng của người dân. Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, lập biên bản ghi nhận vụ việc cây sộp "bay" mất. Theo lãnh đạo phường Long Trường, cây sộp khoảng 200 năm tuổi và không nằm trong dự án của công ty bất động sản mà thuộc tài sản chung của người dân địa phương.

img

Sau 4 ngày chiếm giữ, công ty bất động sản buộc phải trả lại cây sộp ngay tại vị trí ban đầu cho người dân. Người dân yêu cầu đơn vị này phải chịu trách nhiệm để cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu “cụ” cây chết, người dân sẽ không để yên. “Cây là tài sản chung mà họ ngang nhiên bứng rồi đến khi bị dân phản ứng thì mang đi trả. Họ nói tôn tạo gì chứ, cây sộp này có thế có thần và bộ gốc đẹp nên họ bứng mang về dự án để làm kiểng thôi”, một người dân địa phương bức xúc nói.

img

Và sau 3 tháng "bay đi, bay lại", cụ cây báu vật của dân làng đã bắt đầu phát triển, đâm chồi, nảy lộc.

img

“Thời gian đầu khi cây được trồng lại, nhìn lá héo tôi lo lắm, nhưng giờ thì cây đã có tín hiệu phát triển, đâm chồi nảy lộc nên tôi và những cụ cao niên ở đây cũng vui mừng”, anh Tuấn- người dân địa phương nói.

img

img

Những chồi non xanh mơn mởn xuất hiện trên “cụ” cây

img

img

img

img

Khu vực gốc cây nhiều u nần. Nhiều người rành cây kiểng cho biết, phần gốc cây rất đẹp do thời gian tạo ra

img

Hiện tại cụ cây đã phát triển bình thường và người dân cũng trút bỏ nỗi lo cây chết.

Thông tin mới nhất vụ “cụ” cây báu vật, hàng trăm tuổi bỗng “bật gốc bay đi”

 Cây cổ thụ, báu vật hàng trăm tuổi ở ngoại ô Sài Gòn bất ngờ “bay” hơn 1km từ ngoài đường vào...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem