Cử nhân điều dưỡng VinUni và triết lý về chăm sóc con người

Mộc Mộc Thứ tư, ngày 03/07/2024 14:47 PM (GMT+7)
Giúp Nhóm nghiên cứu sức khỏe phụ nữ của Viện Khoa học Sức khỏe - Trường ĐH VinUni giành 6 khoản tài trợ, viết 15 bài báo nghiên cứu khoa học, tham gia báo cáo tại 5 hội nghị trong nước và quốc tế, là sinh viên trao đổi nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi (CAPRISA)...
Bình luận 0

Đây chỉ là vài thành tích trong bản danh sách rất dài của Trần Ngọc Trân, Cử nhân ngành Điều dưỡng sau hành trình 4 năm "lột xác" để trở thành phiên bản xuất sắc hơn của bản thân tại trường đại học tinh hoa. 

Trải nghiệm giáo dục chất lượng quốc tế chỉ cách nhà 30 phút

Trần Ngọc Trân lớn lên ở một làng nhỏ ven Hồ Tây, Hà Nội. Ngay từ nhỏ, Trân đã mang ước mơ lớn lên được làm công việc giúp đỡ, chăm sóc cho con người. Khi người thân bị ốm, phải vào viện, Trân trực tiếp thấy được công việc của các nhân viên điều dưỡng. Ấn tượng về công việc này đã theo em khi trưởng thành, và dẫn lối cho Trân đến với VinUni.

Trần Ngọc Trân, Cử nhân ngành Điều dưỡng - Viện Khoa học Sức khỏe ĐH VinUni trong Lễ tốt nghiệp niên khoá đầu tiên ngày 29/6.

Trần Ngọc Trân, Cử nhân ngành Điều dưỡng - Viện Khoa học Sức khỏe ĐH VinUni trong Lễ tốt nghiệp niên khoá đầu tiên ngày 29/6.

"Em nhận ra ở những nước phát triển, bên cạnh hiệu quả điều trị, họ coi trọng chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần và quản lý triệu chứng. Vì thế, nghề Điều dưỡng rất được tôn trọng. Em đã xác định sẽ sang Úc học điều dưỡng, nhưng đợt em tốt nghiệp cấp 3 lại đúng đợt Covid-19, bố em cũng gặp một vài vấn đề sức khỏe, và tình cờ em biết đến VinUni. Được trải nghiệm tiêu chuẩn đào tạo quốc tế chỉ cách nhà 30 phút, em chọn luôn nơi này để gửi gắm 4 năm bản lề của cuộc đời", Trân chia sẻ.

Trước đó, với thành tích học tập xuất sắc, Ngọc Trân hoàn toàn có thể chọn bất kỳ ngành học nào. Tuy nhiên, em vẫn lựa chọn Điều dưỡng. Khi đó, em đã phải đối diện với nhiều câu hỏi từ những người xung quanh, như: tại sao lại chọn ngành này, sao không phải là bác sĩ? Bị hỏi nhiều đến mức, Trân cũng cảm thấy khó hiểu "Tại sao lại không phải là Điều dưỡng?"

Ngọc Trân là cử nhân có thành tích học tập, nghiên cứu và hoạt động xuất sắc.

Ngọc Trân là cử nhân có thành tích học tập, nghiên cứu và hoạt động xuất sắc.

"Sau đó, em cũng hiểu là do mình chưa nói để mọi người hiểu đúng ngành nghề của mình. Trong quy trình điều trị, bác sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ của họ sau khi chẩn đoán và ra yêu cầu điều trị. Trách nhiệm của điều dưỡng là đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (khác với chẩn đoán y khoa) và thực hiện bước tiếp theo trong luồng công việc đó", Trân nói.

Tân cử nhân ngành Điều dưỡng của VinUni cũng phân tích thêm, đối với điều dưỡng, công việc không chỉ liên quan đến bệnh tật, mà còn là các mối quan hệ trị liệu được xây dựng với bệnh nhân, trong đó có sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, tin tưởng và chính trực.

"Đây là lý do tại sao điều dưỡng được đánh giá là nghề đáng tin cậy và được tôn trọng nhất trong 20 năm liên tiếp tại Mỹ. Ở Việt Nam, ngành điều dưỡng nói chung đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận nhưng vẫn cần thêm thời gian để cả xã hội hiểu hơn về vai trò của công việc ý nghĩa và đầy tự hào này", Trân chia sẻ.

Hành trình rộng mở với "bệ phóng" VinUni

Nhìn lại 4 năm học, Ngọc Trân không giấu được sự xúc động khi chia sẻ, bản thân cảm thấy may mắn vì mình đã lựa chọn con đường ít người đi, trong đó có việc đầu quân vào "ngôi trường 0 tuổi" VinUni.

Bởi nếu không phải là VinUni, có lẽ em sẽ không có được 4 năm học chất lượng và ý nghĩa đến vậy. Đầu tiên, phải kể đến chính là chất lượng giáo dục quốc tế, với lộ trình khoa học rất bài bản. Bên cạnh các môn chuyên ngành, Trân được học về nghệ thuật chăm sóc người bệnh, lòng trắc ẩn, cách giao tiếp với những nhóm người bệnh có nhu cầu sinh lý xã hội, đặc trưng văn hóa và tâm linh khác nhau. Ngoài ra, em còn được học cách thiết kế kế hoạch, tổ chức chăm sóc, thực hành kĩ năng và tự chăm sóc người bệnh.

Ngọc Trân (thứ 6 từ trái qua) trong chương trình trao đổi nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi (CAPRISA).

Ngọc Trân (thứ 6 từ trái qua) trong chương trình trao đổi nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi (CAPRISA).

Tại Viện Khoa học Sức khỏe VinUni, Trân cũng được trao cơ hội nghiên cứu và phát triển tư duy, năng lực lãnh đạo.

"Chúng em được học rất sâu và bằng tiếng Anh, đọc tài liệu tiếng Anh rất nhiều những môn như Triết, Luật, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị toàn cầu… vì thế khi nhìn nhận vấn đề trên lâm sàng, bọn em cũng có hướng tiếp cận được đánh giá là "khác biệt". Hay chỉ đơn giản là kỹ năng giao tiếp với người bệnh, em cũng nhận được sự đánh giá tích cực về mức độ tự tin và mức độ nhạy cảm về mặt văn hóa của mình", Trân chia sẻ.

Đặc biệt, nữ điều dưỡng này đã có một quá trình nghiên cứu và tự lãnh đạo bản thân ngay từ năm nhất. Trân tham gia vào mọi khâu của nghiên cứu đánh giá có hệ thống, định tính, định lượng và thử nghiệm lâm sàng.

Trân đã giúp nhóm nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ của Viện Khoa học Sức khỏe giành 6 khoản tài trợ, viết 15 bài báo nghiên cứu khoa học, tham gia báo cáo tại 5 hội nghị trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Trân được tài trợ tham gia chương trình trao đổi nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi (CAPRISA), cho phép em nghiên cứu sâu hơn về các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến "syndemics" HIV, lao và Covid-19.

145 sinh viên niên khoá đầu tiên tốt nghiệp tại VinUni có nền tảng kiến thức vững chắc, nhiều trải nghiệm và khát khao lớn lao, sẵn sàng cạnh tranh và tự hào sánh vai cùng “tinh hoa” thế giới.

145 sinh viên niên khoá đầu tiên tốt nghiệp tại VinUni có nền tảng kiến thức vững chắc, nhiều trải nghiệm và khát khao lớn lao, sẵn sàng cạnh tranh và tự hào sánh vai cùng “tinh hoa” thế giới.

"Nếu không học ở VinUni, em sẽ không có nhiều cơ hội được các giáo sư, chuyên gia hàng đầu kèm cặp sát sao về mặt nghiên cứu như vậy. Sĩ số lớp em còn ít hơn cả số lượng giảng viên. Vì thế, em luôn thấy may mắn vì có thầy cô nâng đỡ, tin tưởng, và chắp cánh cho em", Trân xúc động nói.

Chia sẻ về tương lai phía trước, sau khi rời VinUni, Trân cho biết, với nền tảng kiến thức, vốn tiếng Anh và trải nghiệm ở trường, em có thể được nhận vào làm điều dưỡng ở nhiều bệnh viên lớn trên thế giới. Em sẽ tiếp tục làm nghiên cứu, đi thực hành lâm sàng ít nhất 2 năm đầu và lấy chứng chỉ hành nghề quốc tế NCLEX trước khi tiếp tục học chuyên sâu về mảng ung bướu (Oncology) và chăm sóc giảm nhẹ (Pallitative Care). Trân cũng muốn có thêm bằng về Tin học y tế (Health Informatics) và Y tế công cộng (Public Health). Em sẽ hoàn thiện phiên bản tốt nhất của mình và mong muốn quay về cống hiến cho quê nhà.

"Em mong sẽ trở thành người truyền tải đam mê và kiến thức của mình cho các thế hệ điều dưỡng tiếp theo, giống như những gì em đã được nhận tại VinUni. Song song với đó là việc tạo ra nghiên cứu có tác động thực sự tới cộng đồng", Trân hào hứng nói.

Ngày 29/6, Đại học VinUni tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho 145 sinh viên khóa đầu tiên (2020 - 2024). Trong đó, 25% tân khoa đã được top trường danh tiếng nhất thế giới như Harvard, Cornell, Pennsylvania nhận đào tạo sau Đại học. 32% tân khoa được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu như McKinsey, Boston Consulting Group, National Australia Bank, Google, Bosch, IBM… mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem