Cửa tử Busan: Mỹ vẫn lật ngược thế cờ Triều Tiên

Thứ bảy, ngày 09/03/2019 20:32 PM (GMT+7)
Trận chiến Busan hay còn gọi là Trận Vành đai Busan, là trận đánh quan trọng nhất giúp Mỹ lật ngược thế cờ như đã rồi ở Bán đảo Triều Tiên.
Bình luận 0

img

Khi mà Quân đội Hàn Quốc bị đẩy xuống tận Busan chỉ sau 3 tháng kể từ khi Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38. Thế cờ gần như đã ngã ngũ thì lực lượng liên quân 15 nước của Liên Hiệp Quốc do Mỹ đứng đầu đổ bộ lên Busan thành trì cuối cùng của Hàn Quốc, giúp cục diện chiến trường thay đổi hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Diễn ra từ ngày 4.8 tới ngyà 18.9.1950. Trận chiến Busan được coi là trận đánh đánh đầu tiên của lực lượng Liên quân do Mỹ chỉ huy trong Chiến tranh Triều Tiên và cũng sẽ là trận cuối cùng nếu lực lượng này thất bại. Ảnh: Màu xanh là khu vực vành đai Busan do Liên quân và Hàn Quốc kiểm soát, toàn bộ các khu vực còn lại trên bán đảo Triều Tiên lúc này đều nằm trong sự kiểm soát của Bắc Hàn. Nguồn ảnh: Googlemaps.

img

Tổng cộng, tham gia cuộc đối đầu này đã có 140.000 binh lính Liên quân đối đầu với khoảng 98.000 lính Triều Tiên. Chiến tuyến của cuộc chiến này trải dài trên 250 km và có nhiều phần trùng với dòng sông Nakdong, nhiều sử gia cho rằng chính dòng sông này đã giúp ích rất lớn trong việc Liên quân có thể phòng thủ được trước sức mạnh của quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Một cao điểm phòng thủ của lính Mỹ bên bờ sông Nakdong, có thể dễ dàng nhận thấy bên dưới con sông này là một cây cầu phao được dựng tạm. Mọi cây cầu khác qua sông Nakdong gần như đã bị phá sập hoàn toàn trên đường rút lui của Quân đội Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Lực lượng quân đội Mỹ đổ bộ lên Busan. Busan được chọn là điểm tử thủ cuối cùng của Quân đội Hàn Quốc vì nơi này có cảng biển đủ lớn để nhận người và hàng tiếp vận, địa thế của Busan cũng thích hợp cho việc thiết lập các sân bay dã chiến, giúp nhận hàng tiếp viện. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Các xe tăng T-34 của Triều Tiên bị bắn cháy khi cố chọc thủng phòng tuyến Busan. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, vũ khí chống tăng vác vai của Mỹ đã được đưa vào sử dụng với số lượng lớn, giúp giảm thiểu sức mạnh của các xe tăng T-34 do phía Triều Tiên sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Xe tăng M-4 Sherman của Mỹ được đưa lên cảng Busan. Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, hàng triệu tấn hàng các loại đã được bốc lên cảng Busan và tiến thẳng ra mặt trận. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Trong trận chiến Busan, không thể không nhắc tới tinh thần quả cảm, quyết tử của những binh lính Hàn Quốc khi họ đã chịu thương vong tới hơn 40.000 người để giữ vững vành đai Busan với hy vọng mong manh rằng Liên quân sẽ đến kịp trước khi quân Triều Tiên đẩy họ ra đến biển. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Cuộc đổ bộ ở cảng Busan diễn ra... trong tầm đạn pháo của quân đội Triều Tiên. Trong tổng số 141.000 quân tham chiến ở bên phía Hàn Quốc và Liên quân, có tới hơn 40.000 thương vong thuộc về phía Quân đội Hàn Quốc, 17.000 thương vong thuộc về phía Mỹ. Nguồn ảnh: Time.

img

Về phía Triều Tiên, huy động 98.000 quân vào cuộc chiến này, họ phải chịu thiệt hại tới 63.000 quân khi cố tấn công, quét sạch Busan bằng mọi giá. Ngoài ra còn có 3380 lính Triều Tiên bị bắt giữ, 239 xe tăng T-34 bị tiêu diệt, 74 pháo tự hành chống tăng Su-76 bị bắn hạ. Nguồn ảnh: History.

img

Mặc dù dành được chiến thắng cuối cùng, tuy nhiên những thương vong của Quân đội Hàn Quốc đã khiến binh lính Mỹ phải nể phục. Quân đội Hàn Quốc sau nhiều tháng trời liên tục rút lui đã quyết đánh một trận cuối cùng quyết tử để chờ Liên quân tiếp viện, giúp "lật ngược thế cờ". Nguồn ảnh: Nutty.

img

Thủy quân Lục chiến Mỹ tác chiến trong những làng mạc chật hẹp và nhỏ bé ở ngoại vi Busan. Vừa bước ra khỏi Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thủy quân Lục chiến Mỹ là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thời bấy giờ của Quân đội Mỹ khi họ đã có thành tích "vật lộn" nhiều năm trời với quân Nhật ở khắp Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: DM.

img

Những chỉ huy trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đều là những người có ít nhiều kinh nghiệm đối đầu với quân Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, họ thừa hiểu cách để khắc chế kiểu tấn công biển người của Quân đội Triều Tiên. Nguồn ảnh: Time.

img

Cuộc chiến ở Vành Đai Busan được giới sử gia sau này coi là trận chiến mở đầu của Quân đội Mỹ tại chiến tranh Triều Tiên. Đây cũng là trận đánh chứng tỏ tinh thần quyết từ của người Hàn Quốc khi đã chấp nhận thương vong cực kỳ lớn để giữ vững phòng tuyến cuối cùng. Ảnh: Bính lính Mỹ bắt giữ từ binh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Cuộc chiến ở Busan cũng là trận đánh mở đầu cho sự can thiệp của quốc tế vào chiến tranh Triều Tiên với đầu tiên là sự can thiệp của Liên quân, sau đó là sự can thiệp của Chí Nguyện Quân Trung Quốc khiến Seoul và Bình Nhưỡng phải đổi chủ tới... 4 lần trước khi một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào năm 1953. Nguồn ảnh: History.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem