Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dưới thời phong kiến, mỗi vị vua có hàng trăm cung phi mỹ nữ và những người này được chia làm 9 bậc. Phần lớn trong số họ đều là khuê nữ của các quan đại thần trong triều đình tiến cung. Việc giao thiệp giữa nhà vua và các bà là cung phi mỹ nữ có thái giám và các nữ quan.
Thế giới tam cung lục viện của các bà cũng lắm chuyện. Sự xung đột về tình cảm, quyền lợi giữa các bà xảy ra như cơm bữa. Do nếp sống trong cấm cung nhiều tuế toái, lắm ràng buộc hiếm khi giao tiếp bên ngoài, các bà dễ đau ốm, bực bội nên hay sinh sự nhau. Nhà vua và bà Hoàng Quý Phi cũng vô cùng “phiền não” vì chuyện sinh hoạt hàng ngày của quý bà.
Theo sách “Chuyện kể về các đời vua triều Nguyễn” thì các cung phi mới được tuyển vào được cho ở riêng tại viện Đoan Trang (trong Tử Cấm thành) để học tập tất cả phép tắc, luật lệ, nghệ thuật xử thế như: Cách đi, đứng, cách ăn nói để phục vụ nhà vua.
Riêng giọng nói cũng phải tập nói năng cho nhẹ nhàng, nói theo giọng Phường Đúc là giọng âm sắc nửa Huế, nửa Nam bộ. Khi nói phải kiêng cữ đủ thứ: Không được nói một chữ gì xấu, gở, hoặc thô tục như đui, què, phong hủi, máu me, chết... phải thay bằng chữ khác đồng nghĩa. Những chữ dùng cho sinh hoạt nhà vua cũng phải khác đời thường. Chẳng hạn vua đi chơi gọi là “ngự đạo”, vua đau gọi là “se”, “siết”, vua ăn gọi là “ngự thiện”, vua chết là “băng hà”. Ngoài ra phải học thuộc lòng các chữ húy của nhà vua, hoàng hậu, hoàng tộc... để kiêng cữ. Nếu lỡ miệng nói mà không kiêng thì có thể bị trọng tội. Vì thế suốt 6 tháng đầu được tuyển vào cung, các bà chưa dám hở miệng. Về ăn mặc cũng phải đúng theo nghi thức quy định. Không được dùng màu đen vì là màu tang tóc. Màu vàng dành cho nhà vua. Chỉ được dùng màu đỏ và màu lục. Tóc thì phải rẽ giữa, bịt khăn vành. Móng tay để dài, răng nhuộm đen theo tục lệ.
Trong những dịp đại lễ, các cung phi mỹ nữ cũng được vua cho đến Duyệt Thị Đường, hoặc Viên Tịnh Quang (như rạp hát trong hoàng thành) để xem các đoàn tuồng Thanh Bình, Ba Vũ diễn. Đối với các vương phi lớn tuổi, không còn ham thích các trò giải trí, chán cảnh phồn hoa... thì có thể lên nghe tụng kinh ở một ngôi chùa trong cung Diên Thọ. Lúc vua mất, các bà phải lên chăm lo hương đăng ở lăng (khi vua Tự Đức mất, có 103 bà lên Khiêm lăng ở) và sau 2 năm mới được về cung Diên Thọ để phục dịch Hoàng Thái hậu). Khi các bà vương phi mất, họ được thờ riêng hoặc chung tại một số đền ngoài cung thành.
Suốt 13 triều vua của nhà Nguyễn có hai lần các cung phi mỹ nữ được “sổ lồng”. Lần đầu tiên vào triều vua Minh Mạng. Sách “Minh Mạng chính yếu” có đoạn chép là vào năm Minh Mạng thứ 6, tháng Giêng mà trời mưa ít, nhà vua lo hạn hán, nên đã chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng:
- Hai năm trở lại đây hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ không biết từ đâu mà đến thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên như vậy? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngỏ hầu có thể giải trừ được thiên tai vậy.
Thế là sau đó có 100 cung nhân mỹ nữ được thoát khỏi “Tử Cấm thành” về gia đình sum họp.
Lần thứ hai vào năm 1885, khi đó kinh đô Huế bị thất thủ, tất cả hoàng tộc, văn võ quan, cung phi mỹ nữ đều thoát ra ngoài chạy loạn. Một số cung nhân thừa dịp đó chạy thẳng về gia đình, hoàn trở nếp sống thường dân.
Dưới thời phong kiến, mỗi ông vua tự cho mình cái quyền có bao nhiêu vợ cũng được. Ví dụ như vua Minh Mạng có tới vài trăm cung tần mỹ nữ. Người đẹp nhiều như vậy nhưng trong số ấy thường chỉ có vài người được vua sủng ái. Thậm chí có người đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm pha ghen tuông lẫn nhau; hoặc có người đã được chọn nhưng suốt đời không được một lần hạnh sủng. Và Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ các cung nữ về nỗi oán hờn nhà vua và cả chế độ phong kiến hà khắc qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc: “Trải vách quế, gió vàng hiu hắt; Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng. Oan chi những khách tiêu phòng; Mà xui mệnh bạc nằm trong má đào...”.
Đã gần 7 thập kỷ trôi qua kể từ ngày triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta được xóa bỏ, nhưng ở đâu đó vẫn còn không ít người đàn ông tuy đã có “cơm” nhưng vẫn cứ muốn thêm “phở”. Thậm chí có người đã thân bại danh liệt vì chuyện này, nhưng tơ lòng một khi đã vướng thì khó ai gỡ được. Hơn nữa, như lời người xưa vẫn thường nói “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.