Tại nhiều khu vực trong thôn vẫn còn ngập sâu trong nước
Cùng đoàn cứu trợ, PV báo
Dân Việt đã có mặt tại An
Phú, một trong những tâm điểm của đợt lũ lịch sử đang diễn ra. Dù nước
sông Trà Khúc đã rút thế nhưng tại nhiều khu vực trong thôn, cùng với
bùn lầy sâu đến đầu gối, không ít nơi nước vẫn còn ngập đến 1,5m.
Bà Võ
Thị Lê (54 tuổi), giọng chưa hết kinh hoàng: "Lũ thì năm nào An Phú cũng
gánh.
Thế nhưng lên nhanh như lần này là đầu tiên mới thấy. Theo đó
trong vòng chỉ khoảng 1 giờ, nước từ sông Trà Khúc tràn vào và dâng cao
cả mét, rồi lên 2-3m. Nhiều gia đình trở tay không kịp chỉ còn cách leo
lên nóc ngồi và cầu trời. Toàn bộ thóc lúa, lương thực dự trữ cho mùa
mưa bị nước lũ làm ướt, hư hỏng và trôi sạch".
"Ngay cả mì tôm nhiều gia
đình cũng không còn nữa", bác Nguyễn Tuân (54 tuổi), buồn rầu. Vì vậy nếu
không có chuyến hàng cứu trợ vào trưa hôm nay, thì một số người đã tính
đến chuyện liều mình vượt sông Trà Khúc để vào bờ mua thức ăn, lương
thực.
Bùn lầy và đổ nát, đồ đạc ngổn ngang
Được biết, thôn An Phú có khoảng 400 hộ/1.500 khẩu. Thu nhập chủ yếu dựa vào trồng rau và chăn nuôi trâu, bò, lợn...
Ngóng chờ cứu trợ
Trong
đợt lũ lần này, tuy An Phú không thiệt hại về người, thế nhưng hàng
trăm ngôi nhà bị hư hỏng; hàng ngàn gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn
trôi. Ngoài An Phú, hiện vẫn còn hàng chục khu dân cư ở huyện Nghĩa Hành
vẫn còn bị nước lũ cô lập. Theo thống kê sơ bộ thì đến chiều 16.11,
Quảng Ngãi đã có ít nhất 7 người người chết, mất tích.
Bữa ăn sau lũ của người dân An Phú
Công Xuân (Công Xuân)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.