Mới đây, hàng không thế giới liên tục phát hiện các vụ việc bê bối liên quan đến những tiếp viên, phi công. Ít ai có thể hình dung được rằng, đằng sau vẻ đẹp sang chảnh, sự chuyên nghiệp, lịch sự của các nữ tiếp viên hàng không lại là những cám dỗ không phải ai cũng có thể "đủ can đảm" để vượt qua.
Những cái vuốt ve, động chạm
Chia sẻ những câu chuyện bất ngờ với PV, chị H. - một cựu nữ tiếp viên của một hãng hàng không tại Việt Nam đã tiết lộ những sự thật “động trời”.
Nữ tiếp viên hàng không phải đối mặt với nhiều cám dỗ. Ảnh minh họa
Theo chị H., trong nhiều chuyến đi đa phần các vị khách rất lịch sự nhưng có một số nhỏ có những hành động thiếu đứng đắn, sàm sỡ, động chạm tiếp viên, việc đó khó tránh khỏi.
Trong những trường hợp đó, chị H. chia sẻ kinh nghiệm: “Khi mà khách hàng có hành động đó thì mình sẽ tránh, đi ra chỗ khác. Nếu như tiếp theo khách lại gọi mình đến phục vụ hoặc người ta lại có hành động thiếu đứng đắn thì mình cảnh báo. Nếu đến lần thứ 3, người ta tiếp tục 1 lần nữa và vẫn có thái độ sàm sỡ mình thì sẽ báo với tiếp viên trưởng, tiếp viên trưởng sẽ là người giải quyết chuyện đó”.
"Khách hàng vẫn cố tình không nghe, không dừng lại hành động không đứng đắn đó thì mình sẽ báo cơ trưởng, cơ trưởng sẽ là người có quyền lớn nhất ở tổ bay, sau khi dừng chuyến bay, cơ trưởng sẽ làm việc với khách hàng có hành động thiếu đứng đắn đó, với mức độ quá thì sẽ tiến hành phạt hành chính."
Từng chứng kiến một đồng nghiệp gặp phải trường hợp khách hàng say rượu lên chuyến bay, có lời khiếm nhã với tiếp viên và tiếp viên đã cảnh báo. Tuy nhiên, khi nhận được lời cảnh báo thì vị khách hàng này có cái thái độ không hợp tác, điều đó là khó tránh khỏi.
Chị H. đưa ra tình huống giải quyết, nếu như máy bay chưa cất cánh thì sẽ xin mời hành khách đó xuống chuyến bởi vì những khách hàng say xỉn sẽ gây mất an toàn bay. Trong trường hợp đang ở trên máy bay, khi cảnh bảo mà khách hàng không nghe thì sẽ thông báo với tiếp viên trưởng. Tiếp viên trưởng không lo được ổn thỏa thì sẽ đưa vị khách gây rối đi vào khu vực an ninh để giải quyết sự việc.
Tiết lộ “sốc” về cuộc tình tiếp viên - phi công
Cựu tiếp viên hàng không thẳng thắn thừa nhận, tiếp viên đúng là 1 nghề tiếp cận với nhiều điều cám dỗ. Thứ nhất là lượng khách VIP, khách nhiều tiền, đại gia nên tiếp viên dễ bị những cái hào nhoáng bên ngoài thu hút, nhất là với những người có ý đồ muốn cặp kè thì có thể tiếp viên sẽ đồng ý. Thậm chí, cũng có những nữ tiếp viên chủ động tiếp cận với những vị khách VIP.
Tất nhiên, theo chị cũng do tính cách của từng người, không phải tất cả ai cũng như vậy.
Thứ 2 là do những khách hàng có ý thích tiếp viên thì cũng có nhiều tiếp viên sau 1 thời gian đi làm, quen được đại gia đã nghỉ làm.
Cuộc tình chóng vánh của tiếp viên và phi công sau những chuyến bay. Ảnh minh họa
Thứ 3 nữa là cám dỗ từ sau chuyến bay, nghĩa là giữa phi công với tiếp viên. “Tuy nhiên, những “chuyện tình” đó thường chỉ là sau các chuyến bay chóng vánh, chẳng đi đến đâu, nó chỉ là cặp bồ hoặc sau những chuyến bay dài thường hay có”, chị H. tiết lộ.
Chị H. phân tích sự phức tạp: “Phi công hầu như Tây cũng nhiều mà ta cũng có, nói chung là không tránh khỏi những chuyện đấy (cuộc tình chóng vánh - PV). Thường thì nếu như sau 1 thời gian bay, bạn nào cảm thấy áp lực thì không cho đi bay nữa, tại vì công việc suốt ngày bay, cũng áp lực chứ cũng không phải nhàn rỗi”.
Nhất là với những người mới vào nghề, khả năng sa ngã trước những cám dỗ cũng lớn hơn. “Nhiều các bạn trẻ cũng hay để ý những đại gia lắm tiền, không biết các đại gia đó có để ý gì hay không nhưng đôi khi chính các bạn chủ động cũng tiếp cận trước.
Một số bạn trẻ gần như hành động theo cảm tính, nhiều khi là vị khách hàng người ta cũng chỉ muốn "cặp". Nói chung là nhiều cái cám dỗ lắm”, chị H. thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
Theo chị, vấn đề đó không ai ngăn cản được vì đó là vấn đề tự do cá nhân. Để tránh sa ngã vào những cám dỗ, theo chị H. cách duy nhất là do chính bản thân, tính cách của mỗi người.
Lợi nhuận như “mỡ để miệng mèo”
Do đặc điểm nghề nghiệp di chuyển đi các nước khác nhau, nhiều tiếp viên đã tận dụng cơ hội này để buôn lậu các mặt hàng trái phép hòng kiếm khoản lời lớn.
Trước đó, ngày 16/8, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án buôn lậu vàng qua đường hàng không từ Việt Nam đi Hàn Quốc qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Các nghi can trong vụ án gồm: Hoàng Thị Ngọc Anh (34 tuổi, tiếp viên hãng hàng không), Nguyễn Ngọc Sang (30 tuổi, chồng của Ngọc Anh), Phạm Duy Nhuận (36 tuổi, thợ máy Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay, VAECO).
Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, ngày 27/7, trên chuyến bay từ Việt Nam đi Hàn Quốc, cảnh sát kinh tế đã phát hiện dưới ghế của Sang và Ngọc Anh có 4 thanh vàng (hơn 3kg).
Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm tiếp viên hàng không, vợ chồng Ngọc Anh đã thuê Nhuận mang 80 cây vàng 9999 (gần 3 tỷ đồng), chế tác thành 4 thanh lên tàu bay để mang sang Hàn Quốc bán, hưởng lợi nhuận lớn.
Cũng theo cơ quan điều tra, vào đầu tháng 7, Ngọc Anh đã 2 lần thuê Nhuận chuyển vàng lên máy bay, mỗi lần 20 cây vàng với tiền công 2 triệu đồng.
Có thể thấy, đằng sau sự hào nhoáng của những tiếp viên hàng không là những cửa ải, cám dỗ và những sự thật khiến người nghe thoảng thốt, suy ngẫm.
P.V (Phunuonline)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.