Trường mẫu giáo OA nằm ở Saitama, Nhật Bản được thiết kế đặc biệt để chống động đất. Toàn trường được làm từ các container ghép lại giúp nó kiên cố hơn.
Bên trong trường thoáng rộng, ngập tràn ánh sáng, các phòng được ốp hoàn toàn bằng gỗ màu nhạt tạo không gian vui chơi sạch đẹp cho các em học sinh.
Trường Thiết kế Melbourne thuộc Đại học Melbourne có kiến trúc độc và lạ với hình thân cây lớn ở chính giữa tòa nhà.
Nội thất trong trường cũng khá mới mẻ, có màu sắc tự nhiên và được làm sáng tạo từ nhiều chất liệu: gỗ, kim loại, vải lưới…
Ban ngày, trường TAC-SEV ở thành phố Tarsus, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn chẳng khác nào một tòa nhà hành chính trang nghiêm.
Tuy nhiên, khi mặt trời lặn, ánh đèn vàng nâu hắt ra từ các khung cửa sổ khiến ngôi trường trở nên ấm áp hơn hản.
Trường Penleigh và Essendon Grammar ở Niddrie, Australia thực sự là một công trình kiến trúc “siêu sáng tạo”.
Các bức tường không còn thẳng đứng khô cứng mà uốn lượn mềm mại, kết hợp với màu sơn tươi sáng mang lại vẻ tươi mới cho ngôi trường.
Trường Kollaskolan ở Kungsbacka, Thụy Điển được khánh thành năm 2014, thiết kế bởi kiến trúc sư Kjellgren Kaminsky với vẻ ngoài khá đơn giản.
Thế nhưng, bước vào bên trong, ánh sáng nhiều màu sắc “nhảy nhót” đầy ngẫu hứng quanh các bức tường, cầu thanh và trần nhà hẳn sẽ khiến bạn thốt lên đầy bất ngờ.
Trường quốc tế Ivy Bound ở Bangkok, Thái Lan có vẻ ngoài giống một khu biệt thự sang trọng hơn là trường học.
Trường dạy nghề Sra Pou ở Campuchia nổi bật với màu sắc rực rỡ. Dân làng ở đây có thể đến ngôi trường để học Toán và cách khởi nghiệp.
Trường mẫu giáo Fuji ở Tachikawa, Nhật Bản được thiết kế bởi kiến trúc sư Tezuka, với mong muốn trẻ em được tự do khám phá trong không gian không giới hạn. Học sinh có thể chạy nhảy vui chơi trên mái nhà bằng gỗ thậm chí trèo lên cây để khám phá.
Không gian thân thiện với các cây “xuyên qua” lớp học, các cửa sổ bằng kính trong suốt trên mái lấy ánh sáng tự nhiên để phục vụ cho lớp học.
Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore thực sự là bậc thầy của kiến trúc xanh.
Các khu vườn xanh mướt mắt xuất hiện ở khắp khuôn viên, trên mái nhà và cả trong khu giảng đường.
Trường Tiểu học Thuận Đức, nằm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được xây dựng bởi kiến trúc sư K2LD.
Các lối đi trên cao vừa tạo nên điểm đặc biệt của trường vừa giúp che nắng cho sân trường.
Trường mẫu giáo và mầm non Hanazono ở Nhật Bản đã lọt vào chung kết tại Liên hoan Kiến trúc thế giới năm 2016.
Toàn bộ trường được lát gỗ, phòng ăn và phòng chơi nằm ở chính giữa, thoáng rộng, chan hòa ánh nắng.
Trường Nghệ thuật Sáng tạo tại Anh.
Bên trong được chiếu sáng bằng chính năng lượng mặt trời, trên tường treo đầy các bức tranh sơn dầy hoặc graffiti do chính sinh viên, học sinh thực hiện.
Tại trường Ørestad Gymnasium, Copenhagen, Đan Mạch, các học sinh học theo từng nhóm, không cần tới sự hướng dẫn của giáo viên. Các lớp học có cả chăn và đệm, khác xa kiểu học với bàn và ghế thông thường.
Trường Waseda tại Tokyo Nhật Bản với kiến trúc “hình học”, vuông vức, cứng cáp, gam màu chủ đạo là màu xám.
Bên trong cách lớp học cũng khá độc đáo và vẫn lấy màu xám làm tông chủ đạo.
Trường Âm nhạc Toho Gakuen đã giành giải thưởng năm 2015 trong Liên hoan Kiến trúc thế giới cho hạng mục Kiến trúc nâng cao nghiên cứu và Giáo dục.
Phục vụ tất cả các lứa tuổi, từ trung học tới các ứng viên tiến sĩ, trường sử dụng nguyên liệu chính là kính cường lực để tạo cảm giác về chiều sâu.
Trường Balllet ở Nga với vẻ ngoài không khác biệt mấy so với những tòa nhà khác.
Nhưng bên trong được thiết kế chủ yếu bằng gỗ và kính, từng được vinh danh là trường học có thiết kế đẹp nhất TG năm 2015.
Trường Indian Springs ở Birmingham, Alabama, Mỹ từng được nhận giải thưởng về hạng mục xây dựng cơ sở giáo dục nhờ kiến trúc kết hợp môi trường học tập với thiên nhiên.
Không gian giao thoa với thiên nhiên giúp các em học sinh mở rộng trí tưởng tượng và thỏa sức sáng tạo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.