Đã phát hiện ra cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn?

Thứ hai, ngày 01/08/2022 16:32 PM (GMT+7)
Cung điện lừng lẫy một thời được xây dựng cho Hulagu Khan, cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, có thể đã được phát hiện ở tỉnh Van ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm các nhà khảo cổ học cho biết.
Bình luận 0
Đã phát hiện ra cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn? - Ảnh 1.

Một bức tranh vẽ Hulagu Khan với người vợ theo đạo Thiên chúa Nestorian, Dokuz Khatun.

Hulagu (còn được viết là Hülegü) Khan là một thủ lĩnh người Mông Cổ sống từ khoảng năm 1217 đến năm 1265 sau Công nguyên và dẫn đầu các cuộc thám hiểm quân sự ở Trung Đông. Ông nổi tiếng với vụ chiếm đánh Baghdad vào năm 1258 dẫn đến việc phá hủy phần lớn thành phố này - bao gồm cả Ngôi nhà của Trí tuệ, còn được gọi là Thư viện lớn của Baghdad - và vụ hành quyết thủ lĩnh của Baghdad, Caliph Al-Musta'sim Billah.

Sự thống nhất của Đế chế Mông Cổ chấm dứt vào năm 1259, sau cái chết của Möngke Khan, một người cháu khác củaThành Cát Tư Hãn, và một Đế chế Mông Cổ nhỏ hơn do Hulagu Khan lãnh đạo, được gọi là "Ilkhanate" được hình thành ở Trung đông. Ilkhanate tồn tại trong thời gian ngắn và sụp đổ vào đầu thế kỷ 14 với những tàn tích cuối cùng bị phá hủy vào năm 1357.

Các ghi chép lịch sử đề cập đến một cung điện và thủ đô mùa hè trong vùng, nhưng không nói rõ chính xác ở đâu. Việc khai quật một cung điện đang diễn ra, nhưng nó dường như bị cướp phá rất nhiều. Thành viên nhóm khai quật Munkhtulga Rinchinkhorol, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ, cho biết: "Những phần còn lại của cung điện này đã bị hủy hoại hoàn toàn". Bất chấp những đồ vật bị cướp phá, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy phần còn lại của mái ngói tráng men, gạch, bình gốm và sứ tráng men ba màu.

Một phát hiện quan trọng là một số mái ngói có các ký hiệu giống như "'s' trên các ngói cuối mái. Hoa văn svastika hoặc tamga" là một trong những biểu tượng quyền lực của gia tộcThành Cát Tư Hãnở Mông Cổ.

Nhiều hình thức hoa văn svastika khác nhau đã được sử dụng trong thời cổ đại và trung cổ và một phiên bản của chúng đã bị Đức Quốc xã chiếm đoạt vào thế kỷ 20. Những tấm gạch với những biểu tượng này là lý do quan trọng khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã tìm thấy một cung điện thuộc về Hulagu Khan.

Các hiện vật, kết hợp với các ghi chép lịch sử đề cập đến sự hiện diện mạnh mẽ của người Mông Cổ trong khu vực, khiến các nhà nghiên cứu tin rằng cung điện có từ thời Ilkhanate.

"Có thể đó là cung điện của Hülegü", Timothy May, giáo sư Lịch sử Trung Á-Âu tại Đại học Bắc Georgia, cho biết và nói rằng cần thêm thông tin trước khi có thể khẳng định chắc chắn.

Hà Thu (Theo Tiền Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem