đặc khu kinh tế
-
Theo thông tin đăng tải trên thời báo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo Chính phủ nước này dừng thành lập các đặc khu kinh tế mới, ít nhất là đến khi soạn thảo xong hướng tiếp cận thống nhất giữa đặc khu kinh tế và khu vực phát triển vượt trước.
-
3h sáng ngày 9.6.2018, một thông báo từ Văn phòng Chính phủ phát đi với nội dung: Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) từ Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
-
Bình luận về quyết định lùi thời hạn thông qua Luật Đặc khu, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trường ĐHKT- ĐHQGHN, nhận định trong bối cảnh này, việc tạm dừng thông qua Luật Đặc khu là đúng và cần thiết.
-
Về thu hút FDI tại đặc khu kinh tế đang "nóng" tại diễn đàn Quốc hội, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chúng ta cần một cái nhìn khác đi về đóng góp của FDI, không thể lạc quan tếu như hiện nay. Thay vì chờ đợi một vài lời hứa từ doanh nghiệp nước ngoài thì nên tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp trong nước.
-
Trả lời câu hỏi của Dân Việt liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt tại khu kinh tế Vân Đồn (một trong 3 địa phương đang chờ các đại biểu Quốc hội "bấm nút" khai sinh ra 3 đặc khu kinh tế), ông Hoàng Trung Kiên – Phó trưởng Ban QL Khu kinh tế Quảng Ninh – cho hay: Hiện tại có 4 nhà đầu tư có vốn nước ngoài đang đầu tư tại Vân Đồn.
-
“Khi xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đọc câu chuyện cho thuê 99 năm, tôi thấy buồn. Đất nước ta có khó khăn thật nhưng có khốn khó đến mức đưa ra ưu đãi như vậy, chúng ta phải có lòng tự trọng dân tộc. Chúng ta có nhiều lợi thế khác chưa phát huy được cần phải phát huy”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
-
Từ khi có thông tin chuẩn bị thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất đai trên phạm vi các khu vực dự kiến thành lập đặc khu như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có diễn biến phức tạp. Nhất là tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép sang đất phi nông nghiệp, lấn chiếm đất đai.
-
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng chúng ta đang làm Luật Đặc khu với một tư duy con nhà nghèo nên mới sa đà vào các tiểu tiết. Nếu chúng ta tạo ra được một môi trường kinh doanh, thể chế tốt thì phượng hoàng sẽ về, mang theo trứng và tự nó xây tổ cho mình, tự nhiên chúng ta sẽ có cơ sở tốt.
-
“Nếu để các thế lực ngầm thôn tính hết đất tại đặc khu thì sau này khi các “đại bàng” đến sẽ không còn chỗ “làm tổ” vì “chim sẻ, chim sâu” chiếm hết đất rồi” – Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trao đổi bên hành lang Quốc hội.
-
“Đặc khu kinh tế mà ràng buộc với nhiều cơ quan, nhiều tầng nấc giám sát khác nhau thì sẽ sinh ra đủ loại nghị quyết, chỉ đạo, rồi phải họp hành, phải báo cáo, phải xin ý kiến, phải chờ duyệt… không thể “quyết” được việc” - ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị trao đổi.