đặc sản Hoà Bình
-
Xuất phát từ việc người dân phải đi rừng vất vả từ sáng sớm đến tối muộn, họ phải mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt ống nứa ở rừng, bỏ gạo và nước suối vào nướng lên thành cơm lam ngày nay.
-
Trên mâm cỗ của người Mường (Hòa Bình) vào những dịp lễ Tết, không bao giờ thiếu món cá Ốt đồ. Món ăn này có cách chế biến gần giống với cá hấp ở dưới xuôi nhưng thời gian nấu lâu hơn khá nhiều. Nồi hấp cá được người Mường gọi là cái Ốt, có hình dáng tương tự cái chõ và cách làm chín bằng hơi ấy được người Mường gọi là đồ, giống như kiểu đồ xôi. Có lẽ đó là lý do mà cái tên cá Ốt đồ ra đời.
-
Cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch, đó là khi tiết trời đã trở nên ấm áp, lộc xuân mơn mởn đâm chồi sau những tháng ngày ngủ vùi trong giá rét. Đó cũng là khi đàn kiến đen tụ về tổ đẻ trứng. Trứng kiến non căng tròn màu trắng sữa, mẩy như hạt gạo, thoảng hương thơm chính là một loại nhân đặc biệt để làm nên loại bánh khá độc đáo và rất thơm ngon, hấp dẫn - bánh trứng kiến.
-
Nhắc đến những đặc sản dị nhất của người Mường ở Hoà Bình không thể không để đến bộ tứ: nhất đắng- nhì hôi- tam ghê- tứ gớm. Trong bộ tứ đặc sản đó có những loại mà khi ăn người thưởng thức sẽ cảm thấy cảm giác rất lạ, được nếm trải đủ các loại cảm giác từ ghê sợ đến ngon miệng.
-
So với các xã khác của thủ phủ cam Cao Phong, xã Nam Phong phát triển cây có múi muộn hơn. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại xác định phương châm ngay từ đầu là phải sản xuất sạch, cung cấp sản phẩm an toàn ra thị trường. Quyết tâm ấy của nông dân Cao Phong đang được củng cố hơn với sự hỗ trợ của một dự án từ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam.
-
Người Mường ở Hòa Bình có nhiều món ăn độc đáo như chút chít (bọ hung) xào, phèo (phân non trâu, bò) và ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn bà con còn ăn cả mối. Mùa mưa về cũng là lúc bà con người Mường nơi đây săn lùng mối để làm món nhậu hấp dẫn.
-
Hòa Bình là nơi có nhiều món ăn đậm đà hương vị Tây Bắc, khiến thực khách thích mê mệt quên cả lối về.