Đại tướng Lê Đức Anh và những quyết định chiến lược

Ngọc Lương Thứ bảy, ngày 27/04/2019 06:30 AM (GMT+7)
Từng là cấp dưới, cùng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường miền Tây, rồi chiến trường Campuchia, Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chứng kiến nhiều câu chuyện về Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước.
Bình luận 0

Vị tướng bám sát chiến trường

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh gắn với con đường binh nghiệp, gắn với các chiến trường. “Trong chiến đấu, ông Lê Đức Anh là vị tướng luôn bám sát chiến trường. Ông dám quyết định những vấn đề quan trọng và dám chịu trách nhiệm. Qua thực tiễn tôi thấy những quyết định của ông đều đúng”- Tướng Trà nhận xét.

Tướng Trà kể: Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, ông Võ Văn Kiệt được điều về làm Bí thư Khu ủy với bí danh “Tám Thuận”, còn ông Lê Đức Anh được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9 với bí danh “Chín Hòa”. “Địch nghe được thông tin hai ông về nên đánh rất ác liệt. Trước đó Quân khu 9 chỉ đối đầu với một sư đoàn quân địch nhưng sau đó chúng đã huy động đến 5 sư đoàn thủy quân lục chiến và lính dù tham chiến. Chúng đánh đến nỗi quân ta không còn chỗ để trú, cứ khoảng 1km là một đồn địch đóng. Trong khi cả Quân khu 9 của ta trên thực tế chỉ có một trung đoàn, đơn vị này cũng bị tổn thất nặng sau chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong khi quân từ miền Bắc chưa vào bố sung”- Tướng Trà nhớ lại.

img

 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đón các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. ảnh tư liệu

Khu ủy muốn đón ông Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh về Năm Căn, Cà Mau, bởi ở đó là vùng lầy địch không đánh bộ được. Tuy nhiên Tướng Lê Đức Anh đã cho rằng về đó mặc dù an toàn nhưng không nắm bắt được chiến trường, không nắm được tình hình. “Cả ông Kiệt và ông Lê Đức Anh đều kiên quyết bám trụ để nắm tình hình chiến trường”- Tướng Phạm Văn Trà cho biết. Nhờ sự bám sát chiến trường nên Tướng Lê Đức Anh có những nhận định chính xác và mang tầm chiến lược.

Chuyện “chống lệnh” và quyết định táo bạo

Theo Tướng Phạm Văn Trà, sau Hiệp định Paris năm 1973, cấp trên có nói nếu địch đánh thì ta đánh lại, còn không được tự ý nổ súng đánh trước, như vậy là vi phạm Hiệp định.

“Trước khi Hiệp định Paris ký kết, ở địa bàn Quân khu 9 chúng ta đã giải phóng được nhiều. Quân ta cắm cờ sát chi khu (thị trấn), thấy phía ta cắm cờ sát nên địch đã đánh và chúng ta đã đánh trả. Sau đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ráo riết thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” tấn công vào các vùng giải phóng của ta để giành đất, giành dân. Quân khu 9 đã phải đánh lại địch suốt từ khi có Hiệp định. Không chỉ phá tan kế hoạch của chúng mà càng đánh càng giải phóng rộng”- Tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

img

 Đại tướng Lê Đức Anh trong lần thăm Trường Sa. ảnh: Nguyễn Viết Thái

Sau những trận đánh của Quân khu 9 thấy Mỹ không có phản ứng, quân ta giải phóng và đánh bại 75 tiểu lượt đoàn quân ngụy (ở Chương Thiện, Hậu Giang) thấy Mỹ vẫn không nhảy vào. Lúc đó Bộ Tư lệnh Miền đã điện cho Quân khu 9 ngừng bắn nhưng ông Lê Đức Anh không trả lời.

“Bộ Tư lệnh Miền đã nhận xét Quân khu 9 đã “ngủ quên”, không chấp hành nghiêm Hiệp định Paris. Ông Lê Đức Anh bị Trung ương Cục miền Nam gọi lên để phê bình vì chuyện không chấp hành mệnh lệnh, ông không đi mà cho cấp phó đi thay. Bị phê bình nhưng ông Lê Đức Anh vẫn mặc kệ”- Đại tướng Phạm Văn Trà cho hay.

Vẫn theo Tướng Trà, việc Quân khu 9 không chấp hành lệnh ngừng bắn của Trung ương Cục, tiếp tục đánh chính là cơ hội để chúng ta thăm dò xem thái độ của Mỹ thế nào, họ có nhảy vào không. Sau đó Bộ Tư lệnh Miền cho lực lượng ở mặt trận Đông Nam Bộ đánh và giải phóng thị xã Phước Long (Bình Phước) nhưng Mỹ cũng không phản ứng gì. “Từ sự kiện đó, Trung ương Đảng có cơ sở để ra Nghị quyết 21 giải phóng miền Nam. Có được điều đó không thể không nói tới sự quyết đoán đúng đắn của Tướng Lê Đức Anh”- Tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh.

Một câu chuyện nữa về việc “chống lệnh” của Đại tướng Lê Đức Anh, đó thời gian ông đang làm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Thời gian này ở trong nước quân đội ta tiến hành thực hiện nghị quyết theo mô hình của Liên Xô là không tổ chức Đảng ủy Quân sự, chỉ sinh hoạt chi bộ Đảng, thành lập Hội đồng Quân sự, Hội đồng chính trị.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cử Tướng Đặng Vũ Hiệp sang Campuchia để phổ biến nghị quyết trên với lãnh đạo Quân tình nguyện Việt Nam.

“Khi Tướng Hiệp sang  gặp Tướng Lê Đức Anh, vị Tư lệnh Quân tình nguyện nói ngay: Anh về nói với anh Chu Huy Mân (Đại tướng,  Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị lúc đó) và Bộ trưởng Quốc phòng rằng bên này chúng tôi đang chiến đấu, cần phải có Đảng lãnh đạo, nếu không có Đảng lãnh đạo thì không chiến đấu được. Hiện chúng tôi không thể chấp hành nghị quyết trên. Khi nào rút quân về nước chúng tôi sẽ thực hiện nghị quyết sau (mô hình tổ chức theo Liên Xô sau một thời gian áp dụng đã bỏ và quay lại cách tổ chức Đảng ủy Quân sự như trước đây)”- Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

Lời căn dặn sâu sắc để bảo vệ Trường Sa

Thiếu tướng Hoàng Kiền- nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh kể: Năm 1994, ông là Trung tá, giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh HQ 83 trong đoàn đại biểu của Quân chủng Hải quân đi dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân, được báo cáo trước Đại hội. Giờ giải lao, Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó đang là Chủ tịch nước đến bắt tay và nói chuyện với đoàn Hải quân.

“Ông hỏi thăm tình hình xây dựng và bảo vệ Trường Sa từ sau sự kiện Gạc Ma 14.3.1988 đến nay, tôi rất vinh dự 

Đại tướng Lê Đức Anh (SN 1920) - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22.4.2019.

được báo cáo kết quả mà Trung đoàn Công binh HQ 83 đã thực hiện, đơn vị đang đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Nghe xong, Đại tướng Lê Đức Anh đã hoan nghênh và căn dặn chúng tôi tập trung xây dựng về mọi mặt, cả lực lượng, vũ khí trang bị và công trình chiến đấu để bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa, trước mắt giữ ổn định tình hình như hiện nay, tránh bị khiêu khích dẫn tới mắc mưu để đối phương tạo cớ lấn chiếm tiếp. Qua lời căn dặn đó giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc thêm nhiệm vụ và đối sách trên biển khu vực quần đảo Trường Sa”- tướng Hoàng Kiền nhớ lại.

Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đánh giá: Đóng góp của ông Lê Đức Anh trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước rất to lớn. Về xây dựng pháp luật, ông thường xuyên quan tâm,  chỉ đạo. “Tôi ấn tượng nhất  việc ông đưa ra sáng kiến để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Pháp lệnh quy định việc phong, tặng danh hiệu Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Làm được điều này vì ông là vị tướng lĩnh trưởng thành qua các cuộc kháng chiến nên rất thông hiểu, biết rõ sự hy sinh to lớn của cả dân tộc, đất nước, đặc biệt là có các bà mẹ”- ông Vũ Mão nói.

Ngày 1.12.1994, Đảng, Nhà nước ta long trọng tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt 1, tại Hà Nội. “Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng các vị  lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trực tiếp đón và cùng các mẹ duyệt hàng quân danh dự trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Đây là việc này rất cảm động, thấm sâu tư tưởng uống nước nhớ nguồn”- ông Vũ Mão nói. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem