Vì sao tàu sân bay khó đánh chìm, không phải vì mặt boong dày mà vì nó có các nhân tố khác. Thứ nhất, bạn gần như rất khó tìm thấy cơ hội ra tay công kích tàu sân bay. Vùng phòng không tầm xa của tàu sân bay hiện đại cơ bản đều đạt bán kính đến 400 km. Đây là theo bán kính chiến đấu của máy bay F-14. Tiến vào đây có thể bị khóa mục tiêu và sau đó chỉ chờ bị bắn hạ. Ngoài bán kính kình, còn có máy bay trinh sát trên hạm cung cấp cảnh giới ở tầm xa hơn. Nếu các nước không có thực lực thì không thể đột phá qua mạng lưới phòng vệ này.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2018/images/2018-01-22/danh-chim-mot-tau-san-bay-kho-the-nao-tau-san-bay-01-1516556933-width640height438.jpg)
Thứ hai, giả như bắn trúng tàu sân bay cũng không dễ dàng đánh chìm được nó. Các tàu thuyền hiện đại đều có các khoang kín nước, về cơ bản nó được chia thành các ô rất kín rất nhỏ như tổ ong. Nếu chỉ đánh phá được một số khoang thì rất khó làm chìm được tàu sân bay.
Tàu sân bay thời Thế chiến II bị đánh chìm đại đa số là bị bom đánh xuyên mặt boong, hoặc là bên dưới trúng ngư lôi. Nhưng ngày nay nếu dùng máy bay ném bom tấn công tàu sân bay thì bị hệ thống phòng không tầm xa uy hiếp. Trường hợp dùng ngư lôi tấn công thì phải vượt qua vòng bảo vệ của tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục. Ngoài ra, tự thân tàu sân bay còn có máy bay chống ngầm, tàu ngầm đối phương muốn chiếm vị trí phóng ngư lôi cũng càng ngày càng khó. Cho nên tàu sân bay khó bị đánh chìm là vì bạn gần như không có cơ hội để động thủ với nó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.