đặt cọc mua nhà
-
Theo HoREA, việc nâng “số tiền đặt cọc không vượt quá 5%” đối với bất động sản hình thành trong tương lai là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm việc “đặt cọc” không nhằm mục đích huy động vốn. Hơn nữa, số tiền này có giá trị “đủ lớn” để cả bên đặt cọc và bên nhận cọc cùng có ý thức tuân thủ.
-
Cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị bổ sung quy định việc đặt cọc phải được thực hiện trước thời điểm ký hợp đồng mua bán bất động sản, nhà ở, nền nhà hình thành trong tương lai, để bảo vệ khách hàng và phòng ngừa hành vi lừa đảo.
-
Theo HoREA, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) còn thiếu sót vì đã không quy định đặt cọc để hứa mua, hứa bán bất động sản, phần thua thiệt thường thuộc về bên đặt cọc.
-
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Trong đó kiến nghị siết chặt việc đặt cọc đất nền hình thành trong tương lai.
-
Để ngăn chặn tình trạng một số doanh nghiệp, đầu nậu lợi dụng bộ Luật Dân sự để huy động vốn trái phép, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã kiến nghị bổ sung chế định mức đặt cọc khi ký hợp đồng mua bán. Tuy nhiên đề xuất này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.