Đầy tham vọng, khó khả thi

Chủ nhật, ngày 20/02/2011 23:01 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sự nhất trí về 5 tiêu chí để xác định và đánh giá những mất cân đối về kinh tế tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (Nhóm G20) ở Paris được nhóm này coi như một sự đột phá.
Bình luận 0

G20, và trước hết là Pháp với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm, hy vọng nhờ đó có thể sớm phát hiện ra dấu hiệu khủng hoảng, đánh giá đúng hơn được nguyên nhân và từ đó có thể có đối sách thích hợp hơn. Ngăn ngừa và đối phó khủng hoảng nhằm duy trì tăng trưởng năng động và ổn định kinh tế vĩ mô được G20 trên thực tế nâng lên thành sứ mệnh và lý do tồn tại chính cho mình.

Xác định những tiêu chí này là cách tiếp cận mới và đúng đắn của G20. Một khi các nền kinh tế đã gắn kết chặt chẽ với nhau thì đương nhiên chúng phụ thuộc vào nhau. Có thống nhất với nhau về cách đo những mất cân đối thì mới có thể có được cách đánh giá chúng thống nhất và có được biện pháp đối phó thích ứng và hiệu quả, phối hợp tốt hơn với nhau đấy, nhưng đồng thời cũng còn cả ràng buộc nhau chặt hơn vào trách nhiệm chung.

Lý thuyết là như vậy. Vì trên thực tế hiện nay chưa được như vậy nên việc áp dụng những tiêu chí mới được G20 nhất trí với nhau rất khó khả thi và nếu có khả thi thì cũng đưa lại kết quả chỉ rất hạn chế. Sự bất đồng quan điểm trong G20 khi đi vào thực hiện cụ thể sẽ cản trở hiệu quả của biện pháp chính sách này.

Cứ xem việc hiện tại đã phải loại trừ tác động của dự trữ tiền tệ trong đánh giá cán cân thanh toán vãng lai để đạt được sự nhất trí nói trên cũng đã đủ thấy. Khi đi vào thực hiện cụ thể, sự cọ xát lợi ích mới quyết liệt và không khoan nhượng, chứ không phải chung chung và mơ hồ như ở hội nghị này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem