Điểm yếu lớn khiến Trung Quốc không thể nhảy vọt về công nghệ quân sự

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ năm, ngày 15/07/2021 13:55 PM (GMT+7)
Trung Quốc đã vượt qua thách thức về công nghệ quốc phòng đđể trở thành đối trọng với Mỹ trong vài năm qua, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là trong đổi mới sáng tạo và tình trạng tham nhũng trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Bình luận 0

img

Một trong những điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc là phụ thuộc vào động cơ nhập từ Nga.

Nghiên cứu mới do chính phủ Mỹ tài trợ, được Tập đoàn RAND công bố ngày 14.7, xác định Trung Quốc là “mối đe dọa rõ ràng” đối với Mỹ về năng lực đầu tư vào công nghệ quân sự, theo SCMP.

Tập đoàn RAND phát hiện phần lớn tiến bộ của Trung Quốc cho đến nay là kết quả của hành vi thu thập trái phép tài sản trí tuệ, mua lại hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài.

Tập đoàn RAND là tổ chức nghiên cứu an ninh và quân sự có trụ sở ở California, nhận 80% tài trợ từ các cơ quan liên bang Mỹ.  Báo cáo mới công bố ngày 14.7 do quân đội Mỹ tài trợ.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét lại các chính sách với Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy mạnh nỗ lực ngăn các công nghệ Mỹ phục vụ cho bước phát triển của quân đội Trung Quốc.

Nhấn mạnh về việc Trung Quốc không thể tự đổi mới công nghệ quân sự, Tập đoàn RAND đưa ra 3 điểm yếu chính khi nhắc đến công nghệ của quân đội Trung Quốc.

Đó là chất bán dẫn cao cấp, tàu ngầm tàng hình và động cơ máy bay. Do phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, các hệ thống vũ khí Trung Quốc luôn kém hơn Mỹ tới vài năm, điển hình là tiêm kích tàng hình J-20 khá tương đồng với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ.

Năm 2016, Mỹ từng bỏ tù các công dân Trung Quốc vì thu thập bí mật quân sự liên quan đến dự án chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35, cũng như máy bay vận tải quân sự C-17.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hiện chưa lên tiếng về báo cáo mới của Tập đoàn RAND.

Động cơ hiệu suất cao trang bị trên các chiến đấu cơ là rào cản lớn nhất của quân đội Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc phải nhập khẩu động cơ uy lực của Nga với số lượng hạn chế để lắp cho các tiêm kích J-20.

Các tiêm kích J-20 trang bị động cơ nội địa WS-10 có công suất, độ bền và độ tin cậy kém hơn động cơ Nga, ảnh hưởng đáng kể đến năng lực chiến đấu.

“Phát triển thành công động cơ nội địa mới và sản xuất đại trà sẽ là bước nhảy vọt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”, báo cáo của RAND viết.

Trong báo cáo, Tập đoàn RAND cũng nhắc đến vấn đề tham nhũng và sự thiếu giám sát đối với các nhà thầu quân sự thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Năm 2019, một cố vấn quốc phòng nổi tiếng của Trung Quốc từng thừa nhận rằng quân đội nước này chưa thể diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng để trở thành lực lượng chiến đấu hiện đại.

Hồi tháng 1, người đứng đầu chương trình chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc nằm trong diện điều tra kỷ luật do nghi vấn nhận hối lộ. Người này đã bị Trung Quốc khai trừ khỏi đảng, báo cáo cho biết.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem