-
Cây cao su trong quá trình cho mủ cần một lượng dinh dưỡng cao và cân đối. Tuy nhiên, lâu nay bà con chủ yếu bón phân cho cao su theo kinh nghiệm canh tác, không biết cây cao su đang bị thiếu chất dinh dưỡng nào, khiến việc bón phân vừa tốn kém, lại ít hiệu quả. Xin giới thiệu kỹ thuật bón phân Lâm Thao cho cây cao su đúng và đủ.
-
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum không còn mở rộng diện tích cây cao su mà chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Cao su là loại cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, “sợ” nhất là bão và rét. Chỉ cần gió cấp 10 trở lên là cây ngã đổ, trời rét dưới 16oC cây sẽ chết. Điều khá lạ là tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, người ta quy hoạch ồ ạt để cuối cùng chính người nông dân bị thua thiệt.
-
Theo Bộ NNPTNT, mặc dù giá cao su năm 2015 vẫn tiếp tục đà đi xuống, nhưng diện tích trồng cao su vẫn tăng thêm tới 241.000ha trong giai đoạn 2011-2015. Như vậy, diện tích cao su cả nước hiện đã đạt 981.000ha, vượt xa so với diện tích quy hoạch (800.000ha) đã được Chính phủ phê duyệt. Sản lượng cao su năm 2015 cũng tăng thêm tới 262.000 tấn mủ.
-
Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng, cây cao su chỉ thích hợp trồng tại miền Đông Nam Bộ và thường 5-6 năm mới cho thu hoạch nhựa. Tuy nhiên, do quỹ đất trồng cao su truyền thống không còn nên từ những năm 2000, việc tìm quỹ đất mới để phát triển loại cây công nghiệp này đã được các nhà khoa học và doanh nghiệp đặt ra.
-
Việt Nam hiện có 977.700 ha cao su (tính đến năm 2014), tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám; theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền. Việc sử dụng phân bón đúng, đủ, phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của loại cây công nghiệp được mệnh danh là “vàng trắng” này.