Theo các cáo buộc từ Mỹ và NATO, Nga đã tập trung hơn 100.000 binh sĩ Nga ở biên giới với Ukraine trong những tuần gần đây. Điều này làm dấy lên lo ngại ở Kiev và phương Tây rằng, Điện Kremlin có thể bắt đầu một cuộc chiến mới với Ukraine.
Đầu tháng này, một chuyên gia quân sự hàng đầu của Ukraine nói với Al Jazeera rằng Nga có thể xâm lược Ukraine sớm nhất là vào tháng Giêng, mở ra một cuộc chiến tranh "ngắn và thắng lợi".
Nhưng Nga phủ nhận họ đang lên kế hoạch xâm lược. Nga cho biết họ có thể di chuyển quân đội Nga đến bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Nga mà họ muốn và bất kỳ hành động nào của họ đều mang tính chất phòng thủ. Các quan chức Nga, bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin, đã cảnh báo NATO không nên mở rộng về phía đông.
Vậy, trọng tâm của cuộc xung đột kéo dài hơn 7 năm qua là gì?
Ukraine, Nga và nước láng giềng Belarus ngày nay đều nằm trên khu vực bên bờ sông Dnepr, gần 1.200 năm trước ở Kievan Rus, một siêu cường thời Trung cổ bao gồm một phần lớn Đông Âu. Nhưng người Nga và người Ukraine lại khác nhau về mặt ngôn ngữ, lịch sử và quan trọng nhất là về mặt chính trị.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng người Nga và người Ukraine là "một dân tộc", một phần của "nền văn minh Nga" bao gồm cả nước láng giềng Belarus. Người Ukraine bác bỏ tuyên bố của ông Putin.
Ai chống lưng cho phe ly khai?
Ukraine đã trải qua hai cuộc cách mạng vào năm 2005 và 2014, cả hai lần đều từ chối sự ảnh hưởng của Nga và tìm kiếm con đường gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.
Ông Putin đặc biệt tức giận trước viễn cảnh các căn cứ của NATO bên cạnh biên giới của mình và nói rằng việc Ukraine gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương do Mỹ dẫn đầu sẽ đánh dấu sự vượt qua lằn ranh đỏ.
Sau cuộc Cách mạng Maidan năm 2014 của Ukraine, cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng cuối cùng lật đổ Tổng thống Ukraine thân Moscow Viktor Yanukovych, Tổng thống Nga Putin thông qua trưng cầu dân để sáp nhập Crimea. Phe ly khai ở các tỉnh Đông Nam Donetsk và Luhansk với sự hậu thuẫn của Nga đã biến vùng đất miền Đông chìm trong chiến sự.
Giáo sư Ihor Kozlovsky của Đại học Bang Donetsk đã dành gần 700 ngày trong các trại tập trung và nhà tù ở miền Đông Ukraine và nói rằng ông đã bị tra tấn bởi những người ly khai và các sĩ quan Nga.
Chiến tranh - và cách phe ly khai lạm dụng đối thủ và quản lý sai các nền kinh tế "cộng hòa" của họ, đã làm nguội lạnh tình cảm thân Nga ở Ukraine.
Ivar Dale, cố vấn chính sách cấp cao của Ủy ban Helsinki Na Uy, một cơ quan giám sát quyền nói với Al Jazeera: "Thật nghịch lý, Nga đang giúp củng cố ý thức quốc gia của người Ukraine mà một số chính trị gia Nga cho rằng không thực sự tồn tại".
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã trở thành cuộc chiến nóng bỏng nhất của châu Âu đã giết chết hơn 13.000 người và hàng triệu người phải di dời.
Vào năm 2014, quân đội Ukraine được trang bị thiếu thốn và mất tinh thần, trong khi quân nổi dậy có "chuyên gia tư vấn" và vũ khí của Nga.
Tuy nhiên, những ngày này, người Ukraine đã mạnh mẽ hơn nhiều về mặt quân sự, tinh thần và hàng nghìn tình nguyện viên đã giúp đẩy lùi quân ly khai đã sẵn sàng làm điều đó một lần nữa.
"Là một cựu chiến binh, tôi luôn sẵn sàng tái gia nhập quân đội để bảo vệ Ukraine trong trường hợp bị xâm lược", Roman Nabozhniak, người tình nguyện chiến đấu chống phe ly khai vào năm 2014 và đã dành 14 tháng ở chiến tuyến, nói với Al Jazeera.
Ukraine đã mua hoặc nhận các loại vũ khí tiên tiến từ phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm tên lửa Javelin có khả năng gây chết người đối với xe tăng của quân ly khai và máy bay không người lái Bayraktar đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến năm ngoái giữa Azerbaijan và Armenia. Ukraine cũng đã đẩy mạnh phát triển trong nước và sản xuất vũ khí - một số trong số đó có hiệu quả ngang với vũ khí của phương Tây.
Kinh tế
Ngoài các lý do chính trị và ý thức hệ, Nga gần như hết cách để khiến Ukraine gia nhập khối thương mại tự do do Moscow thống trị, được thành lập vào năm 2000.
Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EAEC) đã thống nhất một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và được nhiều người coi là bước đầu tiên để tái sinh Liên Xô.
Với dân số 43 triệu người và sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hùng mạnh, Ukraine được cho là phần quan trọng nhất của EAEC sau Nga, nhưng Kiev từ chối tham gia.
"Để tạo ra một thị trường tự cung tự cấp, người ta cần dân số khoảng 250 triệu người," Aleksey Kushch, một nhà phân tích có trụ sở tại Kiev, nói với Al Jazeera, đề cập đến các lý thuyết của nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman.
"Các mô hình của Krugman là cơ sở cho kiến trúc của khối và để liên minh hoạt động, Ukraine và Uzbekistan với dân số 34 triệu cần phải được đưa vào. Đó là lý do tại sao có những cuộc chiến tranh địa-chính trị thường trực xung quanh các quốc gia này", Kushch nói.
Nền kinh tế Ukraine đã chìm sâu vào khủng hoảng sau khi cắt đứt quan hệ với Nga, đối tác kinh tế lớn nhất một thời của nước này. Nhưng 7 năm sau cuộc xung đột, suy thoái đã kết thúc, khi giá ngũ cốc và thép thế giới, các mặt hàng xuất khẩu chính của Ukraine tăng vọt và khi các công ty Ukraine và người di cư lao động tìm ra những con đường mới đến phương Tây.
Tại sao căng thẳng trở lại?
Điện Kremlin nhớ lại tỷ lệ xếp hạng tín nhiệm của ông Putin là gần 90% sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Ông Putin cũng đang tìm cách khôi phục đối thoại với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và việc huy động một đội quân bên cạnh Ukraine đã hoạt động hiệu quả. Vào mùa xuân, hàng chục nghìn binh sĩ đã được triển khai bên cạnh Ukraine - và vào tháng 6, Putin đã có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Các tổng thống đã tổ chức một cuộc họp video kéo dài hai giờ vào ngày 7/12 và Biden đe dọa Putin bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn và bố trí quân đội NATO ở châu Âu.
Chuyên gia Peter Suciu nói rằng, đối với hầu hết người Mỹ, ý tưởng về sự xâm lược của NATO có vẻ như "Nga tự nghĩ ra", nhưng Nga không phải vô cớ đang chuẩn bị cho một kịch bản như vậy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.