Chiếc váy của các cô dâu được đặt riêng từ đường kim mũi chỉ
Đám cưới siêu giàu đầu tiên được công bố toàn thế giới là của công nương Diana năm 1981, ước tính chi phí khoảng 140 triệu USD, vượt xa đám cưới con trai Williams năm 2011 chỉ khoảng 34 triệu USD. Về sau, người ta mới bắt đầu bắt chước các hình mẫu này nhưng ở quy mô nhỏ hơn tùy theo kinh phí. Cách đây 30 năm, nghề tổ chức sự kiện chưa hề tồn tại. Khi đó những người lo cho các buổi tiệc của giới quý tộc rất được trọng vọng.
Vì vậy, Haywood không thích mình được mô tả như một người cung cấp dịch vụ thông thường. Cô coi nghề của mình là thứ cao cấp hơn nhiều 4 chữ "tổ chức sự kiện". Haywood làm việc với những người cực kỳ giàu có như giới quý tộc và những tài phiệt ở đẳng cấp hơn cả những sao hạng Hollywood hạng A.
Đám cưới nhìn ra biển Địa Trung Hải
Riêng chi phí hoa trang trí có thể lên tới cả tỷ đồng
1 trong 6 con công làm bằng hoa lan đặt ở sảnh đón khách. Đám cưới này tổ chức tại Anh
Haywood không làm việc trực tiếp, thậm chí còn chẳng biết tên tuổi, nghề nghiệp của họ. Các bức ảnh quảng cáo được chụp khi không có thực khách, và không nêu rõ khách đặt. Cô chỉ có thể tiết lộ phần lớn là hoàng gia những nước Arab, tầng lớp "phú nhị đại" ở Trung Quốc và tài phiệt Nga.
Những người này ra yêu cầu và không bao giờ thương lượng chi phí. Họ có thể bỏ bao nhiêu tiền tùy thích để có buổi tiệc độc nhất vô nhị, với trang phục cho khách mời được thiết kế riêng, còn địa điểm là những lâu đài biệt lập hay thậm chí một khu nhà được dựng riêng, dàn cảnh công phu theo chủ đề. Những nơi này nằm ở Pháp và các nước quanh Địa Trung Hải, chủ yếu nhìn ra biển hay núi non.
Đảo Ibiza (Tây Ban Nha) là địa điểm được ưa thích vì không gian tách biệt, khí hậu dễ chịu và cảnh sắc đẹp
Bàn tiệc trong vườn lâu đài tại tỉnh Provence, Pháp
"Vườn địa đàng" mất hàng tuần lễ để dựng phông cảnh
Đối với họ, cả triệu USD thuê nghệ sĩ tới biểu diễn chẳng là gì hết. Tuy nhiên, những việc dính dáng tới nhân lực vô cùng phức tạp. Vì một nghệ sĩ là không đủ, sẽ có khoảng 3,4 ngôi sao trong một buổi tiệc. Nếu sắp xếp không khéo có thể khiến một trong số đó phật ý và hủy lịch. Người giơ đầu chịu báng là Haywood. "Những người Nga đó khởi xướng ra trò này chứ ai", cô nói.
Một cô dâu từ châu Á trước lâu đài Pháp. Người Trung Quốc thường săm soi các bữa tiệc đắt tiền nên những cặp đôi từ nước này chọn địa điểm khác để tổ chức đám cưới
Trứng cá ướp lạnh
Champagne Cristal có giá khoảng 300 USD/chai. Một buổi tiệc dùng hết ít nhất 100 chai rượu loại này
Thông thường, một đám cưới được coi là xa xỉ khi có chi phí từ 1.500-5000 USD/khách trở lên. Đa số khách mời được lại quả hậu hĩnh, nhưng họ cũng phải tuân thủ nhiều quy định như không mang điện thoại, máy ảnh. Thiệp mời không đưa địa điểm hay thời gian cụ thể, mà khách phải gọi tới đường dây nóng riêng để biết thêm thông tin. Đây là lý do mà các đám cưới xa hoa ít khi lên báo, nên người ta không thể tưởng tượng được chúng tốn kém tới đâu.
Dù vậy, đôi khi sự việc không hề suôn sẻ. Sarah cho biết phí dịch vụ của nhà cung cấp chiếm từ 15-20%. Trong trường hợp có thương lượng giá cả, một vài nhà tổ chức không dự tính được kỹ càng nên giá trọn gói bị đội lên tới 30%. Cặp đôi có thể từ chối chi trả vì đó là một số tiền không nhỏ, nên từng có nhiều vụ kiện tụng xảy ra.
Tiệc cưới trên nóc lâu đài Ukraine
Cô dâu tới bằng xe ngựa được trang hoàng cầu kỳ
Đối với 0,01% người giàu nhất thế giới thì thể hiện mình bằng vật chất quá thừa thãi, vậy đám cưới công phu như vậy có ý nghĩa gì? Cho bản thân cặp đôi, cha mẹ họ, cộng đồng, hay số lượng "like"?
Sarah cho rằng lý do là vì họ cô đơn: "Vây quanh họ là những người bạn tốt, chân thật hoặc chỉ là "bè". Những mối quan hệ đó đi kèm với trách nhiệm vô hình. Tôi thấy rằng họ thật ra rất đơn độc với gánh nặng ấy, và khi có người bạn đời chia sẻ, đương nhiên họ muốn sự kiện ấy phải đặc biệt và độc nhất như truyện cổ tích".
Trái với về ngoài xa xỉ và hào nhoáng, du thuyền xa xỉ ẩn chứa câu chuyện chưa từng được biết tới của những người...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.