Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Biden không có nhiều lựa chọn để trừng phạt Myanmar sau vụ chính biến, theo chuyên gia (ảnh: Reuters)
“Cộng đồng quốc tế nên cùng nhau lên tiếng để buộc quân đội Myanmar từ bỏ quyền kiểm soát đất nước, trả tự do cho các quan chức mà họ đang giam giữ”, ông Biden nói.
“Mỹ từng gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Myanmar sau những tiến bộ dân chủ mà họ đạt được. Hành động đảo ngược tiến trình dân chủ ở Myanmar phải được xem xét ngay lập tức. Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh trên khắp thế giới để hỗ trợ, khôi phục pháp quyền ở Myanmar và quy trách nhiệm cho những người có liên quan”, ông Biden nói thêm.
Theo các chuyên gia, chính quyền ông Biden có thể áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới đối với Myanmar sau vụ chính biến, như cắt viện trợ, trừng phạt tướng lĩnh cấp cao.
Dưới thời cựu Tổng thống Trump, Mỹ đã trừng phạt 4 quan chức cao cấp trong quân đội Myanmar, bao gồm cả Thống tướng Min Aung Hlaing.
Một quan chức Nhà Trắng giấu tên nói với Reuters rằng, chính quyền của ông Biden đã tổ chức các cuộc thảo luận nội bộ, nhằm “đưa ra phản ứng thích hợp” với tình hình ở Myanmar hiện tại.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, ông Biden không có nhiều lựa chọn trong việc trừng phạt Myanmar.
“Mỹ không còn giữ được những lợi thế ở khu vực châu Á như trước đây để gây áp lực với giới chức quân đội Myanmar”, Derek Mitchell, đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Myanmar, nhận xét.
“Thêm nhiều lệnh trừng phạt sẽ không giải quyết được tình hình ở Myanmar. Mỹ cần có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo để xoa xịu khủng hoảng và tìm cách đưa chính phủ dân cử ở Myanmar trở lại”, Daniel Russel – cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Obama – nói.
Tầm ảnh hưởng của quân đội là ở Myanmar là rất lớn, cả về kinh tế lẫn chính trị (ảnh: Reuters)
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), ông Biden nên trừng phạt bằng cách đóng băng tài sản của những công ty lớn của Myanmar do quân đội điều hành. Các tập đoàn này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng, đá quý, viễn thông, may mặc.
Theo luật pháp Mỹ, Washington phải cắt viện trợ đối với bất kỳ quốc gia nào xảy ra đảo chính quân sự.
Năm 2020, Mỹ viện trợ cho Myanmar tổng cộng 606,5 triệu USD. Mỹ cũng hỗ trợ Myanmar trong các chương trình chăm sóc y tế, cứu trợ thiên tai.
“Đưa tuyên bố trừng phạt thì dễ nhưng ông Biden rất khó để xác định nên làm gì tiếp theo với Myanmar. Tôi nghĩ Mỹ chỉ có thể trừng phạt vài công ty quân đội của Myanmar. Điều này sẽ gây ra chút ít áp lực. Ảnh hưởng của quân đội đã ăn sâu vào nhiều lĩnh vực kinh tế của Myanmar”, Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Cộng đồng quốc tế vẫn đang hồi hộp theo dõi từng diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Myanmar, theo Reuters.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.