Mới là sự khởi đầu
Theo ông Vinh, việc thông qua được bộ quy tắc hướng dẫn này là một sự khởi đầu có ý nghĩa và tốt đẹp. Tuy nhiên, ASEAN và Trung Quốc còn phải hợp tác và đối thoại nhiều hơn nữa để thúc đẩy hòa bình và hữu nghị.
Ông Vinh đánh giá, việc ASEAN và Trung Quốc cùng ký thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC có giá trị rất cao, thể hiện việc Trung Quốc cùng lúc cam kết chung với 11 nước thành viên ASEAN, kể cả những nước hiện không có tranh chấp.
|
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh (phải) và trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tại Indonesia. |
Ông Vinh cũng cho rằng, việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một hành trình lâu dài. Từ năm 2007 đến năm 2010, những gì liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông được cho là những câu chuyện kị nói đến, nhưng năm 2011, Biển Đông đã nổi lên trên tất cả các diễn đàn quốc tế.
Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Trong quá trình giải quyết tranh chấp, cần nghiêm chỉnh thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì cần trao đổi giữa các bên liên quan.
Tham vọng lãnh thổ
Có một điều dễ thấy, ngày càng có nhiều nước lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Mỹ là một trong số nước có những ý kiến thẳng thắn nhất về việc này. Mới đây nhất, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã nhận xét về tham vọng lãnh thổ. Ngày 4.8, báo Korea Times của Hàn Quốc đăng bài bình luận của hai nhà nghiên cứu Choi Yearn-hong và Koh Choong-suk về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Phạm Quang Vinh cho rằng, việc cần làm hiện nay là hợp tác xây dựng lòng tin bằng nhiều biện pháp khác nhau như chia sẻ thông tin về hợp tác quốc phòng, hoặc các dự án nghiên cứu về biển…
Trung Quốc giải thích việc xâm nhập vào vùng chủ quyền của nước khác ở Biển Đông và Hoa Đông bằng cách sử dụng những lý do địa lý và lịch sử của những chuyến hành trình cổ xưa tới các vùng biển xa. Tờ báo viết: Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Thời gian gần đây, Trung Quốc bị cáo buộc có những hành động khiêu khích trong khu vực. Trung Quốc cũng đụng chạm với Nhật Bản ở biển Hoa Đông xung quanh việc thăm dò dầu, khí tự nhiên và các tài nguyên khoáng sản quanh quần đảo Senkaku. Gần đây nhất, Trung Quốc thậm chí can thiệp vào hoạt động cứu hộ mà Hàn Quốc tiến hành với một tàu vận chuyển than bị chìm ở khu vực đường trung tuyến trên vùng biển của Hàn Quốc.
Tờ báo nhận định: “Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền với khu vực 200 hải lý như các vùng đặc quyền kinh tế hay phía ngoài thềm lục địa của mình ở các vùng biển này. Nghe có vẻ vô lý hoặc đế quốc”.
Quang Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.