Đòn tấn công phủ đầu Triều Tiên của Mỹ sẽ như thế nào?

Đăng Nguyễn - CNN Thứ bảy, ngày 12/08/2017 00:25 AM (GMT+7)
Tấn công phủ đầu Triều Tiên là biện pháp cuối cùng giới chức Mỹ tính đến và trong bối cảnh căng thẳng leo thang, không loại trừ khả năng Washington dùng đến giải pháp quân sự.
Bình luận 0

img

Máy bay ném bom chiến lược B-1b của Mỹ tiếp nhiên liệu ngay trên bán đảo Triều Tiên.

Theo CNN, Lầu Năm Góc được cho là đã chuẩn bị sẵn kế hoạch tấn công phủ đầu các cơ sở tên lửa Triều Tiên. Các lực lượng Mỹ luôn sẵn sàng tấn công một khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh.

Jerry Hendrix, cựu sỹ quan hải quân Mỹ và hiện là chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) đã hé lộ phần nào kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên trên CNN. Cựu sỹ quan Mỹ nói chiến dịch như vậy sẽ diễn ra nhanh, kết hợp nhiều lực lượng nhằm vô hiệu hóa năng lực phòng thủ và phản công của Triều Tiên.

Để phá hủy các hệ thống phòng không, các máy bay hiện đại nhất như F-22, F-35 và máy bay ném bom chiến lược B-2 sẽ dẫn đầu phi đội oanh tạc. Yểm trợ máy bay Mỹ là các chiến đấu cơ F-15 và F-16 của Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Hendrix nói.

img

Tàu sân bay Mỹ đóng góp sức chiến đấu không nhỏ trong trường hợp Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên.

Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng máy bay không người lái để tung hỏa mù và giảm thiểu nguy cơ rủi ro đối với các phi công.

Ngoài ra, Mỹ có thể bổ sung thêm các chiến đấu cơ đến khu vực để gia tăng hỏa lực không kích. Đòn tấn công mạnh nhất từ trên không sẽ bắt nguồn từ đảo Guam, với các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52.

Trong khi các máy bay Mỹ và đồng minh loại bỏ mục tiêu từ trên không, các tàu chiến Mỹ có mặt ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đồng loạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ quân sự, hệ thống phòng không và địa điểm nghi Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa hạt nhân, ông Hendrix nói.

Đòn tấn công này sẽ do 10 tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường ở Nhật Bản đảm nhận. Các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis cũng đóng vai trò tạo thành mạng lưới phòng thủ tên lửa trong trường hợp Triều Tiên phản công.

img

Cơ sở hạt nhân Triều Tiên là mục tiêu ném bom hàng đầu của Mỹ.

Đồng thời, Mỹ cũng mở chiến dịch tấn công mạng nhằm vào hệ thống vũ khí của Triều Tiên nhưng theo các chuyên gia, đòn tấn công mạng chỉ gây khó dễ chứ không ngăn chặn được hoàn toàn các mối đe dọa.

Cựu sỹ quan hải quân Mỹ Hendrix nhận định, chiến dịch tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu diễn ra sẽ tiêu tốn trong kho vũ khí Mỹ một lượng lớn bom đạn và tên lửa. Đó là điều mà giới chức quân đội Mỹ cần phải tính toán kỹ lưỡng.

Một khi các mục tiêu hàng đầu bị vô hiệu hóa, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục duy trì chiến dịch trong một khoảng thời gian nhất định để gây sức ép lên Bình Nhưỡng.

Đó sẽ là lúc quân đội Mỹ tính đến việc leo thang chiến tranh hay không. Chiến dịch đột kích các cơ sở hạt nhân Triều Tiên sẽ cần đến ít nhất 200.000 lính Mỹ và 500.000 lính Hàn Quốc, ông Hendrix kết luận.

Trận thua đau của Mỹ trước quân Triều Tiên

Trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, đơn vị quân đội Mỹ được giao nhiệm vụ chặn bước tiến của...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem