Nó cũng bất ngờ đối với Đảng Bảo thủ ở phe đối lập đến mức thủ lĩnh của đảng này đã lên tiếng phê phán gay gắt bà Thủ tướng.
Trong thực chất, việc nhanh chóng cho tiến hành tổng tuyển cử mới lại là nước cờ chính trị rất cao của vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Australia. Bà Gillard lên cầm quyền không phải nhờ lá phiếu của cử tri, mà bằng một cuộc đảo chính trong nội bộ Công đảng.
Quyết định của bà Gillard giải tán Quốc hội và cho tiến hành tổng tuyển cử mới vào ngày 21-8 nhằm tranh thủ và tận dụng những gì còn sót lại của cái thiên thời, địa lợi và nhân hòa mà Công đảng của bà Gillard có được ở cuộc bầu cử trước đó.
Bà Thủ tướng muốn khai thác triệt để những lợi thế mà Công đảng hiện còn có được và sự mến mộ mà cử tri và dư luận ở Australia dành cho người nữ Thủ tướng đầu tiên, lại vào thời điểm mà phe đối lập gần như chưa có chuẩn bị gì cả. Từ đó, có thể thấy, càng sớm có tổng tuyển cử thì càng thuận lợi hơn đối với bà Thủ tướng và Công đảng Australia.
Nhưng cuộc chơi chính trị nào cũng có rủi ro. Đối với bà Gillard, cuộc chơi này chẳng khác gì "được ăn cả, ngã về không". Sớm hay muộn thì bà Gillard cũng cần sự hợp pháp hóa quyền lực của mình bằng lá phiếu của cử tri, chứ không chỉ nhờ bệ phóng của đảng. Thà để cử tri phán quyết bây giờ mà giữ được khả năng cầm quyền trọn một nhiệm kỳ còn hơn bám giữ vào quyền lực thêm một thời gian mà rồi có nguy cơ mất cả một nhiệm kỳ.
Cử tri Australia lại đi bầu cử vì thế đấy.
Triệu Anh Túc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.