Giá lươn giống

  • Làm nông dân là nghề tay trái của thầy giáo Huỳnh Văn Bình, nhưng lại là nghề mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, mỗi năm thấy giáo Huỳnh Văn Bình, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre xuất bán 1 tấn lươn các loại, nhiều con to bự.
  • Nuôi lươn sinh sản không bùn là phương pháp nuôi mới được ông Đặng Văn Hai, hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp 9B, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
  • Lần đầu tiên ở Tiền Giang, một nông dân đã nuôi thành công lươn sinh sản trên vùng ngập lũ đầu nguồn. Đó là ông Đặng Văn Hai, ngụ ấp 9B, xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy. Theo ông Đặng Văn Hai, với 70 cặp lươn sinh sản, trong năm 2018, ông sản xuất được từ 15.000 đến 20.000 con lươn giống tốt. Giá lươn giống dao động trong khoảng 3.000 - 5.000 đồng/ con, tùy theo kích cỡ. Với số lượng trên, ông dự kiến thu được khoảng 60 triệu đồng
  • Anh Nguyễn Lê Kim Phát, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (32 tuổi) đã chuyển đổi phương pháp nuôi lươn từ bể xi măng sang bể bạt, từ sạp tre sang dây nilon. Sau 8-10 tháng nuôi, mỗi bể 6m2 thu hoạch được 4 tạ lươn thịt, trừ chi phí anh thu lãi 34 triệu đồng/bể.
  • Mới đây, anh Đặng Văn Hoàng, ấp Tân Quí, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng, nuôi dưới tán dừa. Nhiều người thăm quan bảo anh Hoàng làm chuồng nuôi lươn "xập xệ, tạm bợ" mà lại có khoản lời mỗi năm 200 triệu đồng từ bán lươn...
  • Ông Võ Văn Tập, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ huyện Phú Tân (Cà Mau) đã "dẹp" mô hình nuôi ếch ộp, đầu tư xây bể xi măng nuôi lươn không bùn. Ông Tập thả 3 tạ lươn giống, sau 9 tháng nuôi thu hoạch được 8 tạ lươn thịt, bán lời hơn 50 triệu đồng.
  • Tranh thủ mùa nước nổi, lươn theo nước lũ về nhiều, người dân nuôi lươn ở TX Long Mỹ (Hậu Giang) tranh thủ thu gom đưa vào nuôi trong hầm, vèo. Theo tính toán, sau 6 tháng nuôi, bình quân người dân lời 100 ngàn đồng mỗi ký lươn bán ra thị trường.