Giá thu mua mía
-
Nhiều năm trở lại đây, trồng mía không mang lại lợi nhuận nên diện tích mía trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm mạnh. Niên vụ 2020-2021, toàn tỉnh chỉ còn 261ha mía, so với hàng ngàn ha vào vài năm trước đó. Tiếp tục đối mặt với vụ thu hoạch khó khăn, cây mía có nguy cơ xóa sổ trên địa bàn tỉnh.
-
Thời gian này, sau khi đã thu hoạch xong vụ mía nguyên liệu, những người trồng mía ở Tuyên Quang đã bắt tay ngay vào chăm sóc mía lưu gốc, tiến hành trồng lại, trồng mới diện tích mía nhằm ổn định vùng mía nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy đường Tuyên Quang. Theo bà con, để giúp cây mía phát triển tốt, lóng dài, to mập, bón phân Lâm Thao là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất.
-
“Làm nông nghiệp là gắn với nông dân. Dù vẫn biết bảo tồn vốn và có lãi là mục tiêu số 1 của người kinh doanh nhưng người kinh doanh phải biết điều chỉnh các tiêu chí của mình cho phù hợp với từng thời điểm để duy trì và cùng phát triển với bạn hàng. Cả ngàn hộ nông dân ở Sơn La đang nhìn vào chúng tôi”.
-
Trong khi người dân trồng mía ở nhiều địa phương khác thua lỗ nặng nề, không ít hộ hoang mang phá bỏ cây mía, thì ở Sơn La, diện tích cây trồng này vẫn tiếp tục tăng tới 17,6% so với năm 2017, đạt 9.451ha. Điều lạ này có được là nhờ Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đã đóng vai trò bình ổn giá cả, thị trường rất hiệu quả.
-
Từ lâu, cây mía đã được chọn là cây trồng chính trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở bản tái định cư Sơn Pha, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La). Nhờ gắn bó với cây mía, phát triển chăn nuôi, đời sống của nhiều hộ dân ở đây đã thêm khấm khá, ổn định.
-
Trong vòng một tháng qua, giá đường tăng mạnh. Đến nay giá bán sỉ của các nhà máy 15.500 - 16.500 đ/kg, tăng hơn 2.000 đ/kg. Giá đường tăng khiến giá thu mua mía tăng theo, người trồng mía lãi khá.