Ngay sau đó, hãng tin Sputnik News của Nga xuất bản một bài báo về những loại vũ khí Mỹ đã bị Nga bắt được hoặc các đồng minh của Nga thu được rồi chuyển cho Nga để phân tích. Chiến lợi phẩm đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh Triều Tiên khi Liên Xô lấy được một xe tăng M46 Patton. Sputnik nhấn mạnh rằng: “Các kỹ sư cũng đã có trong tay nhiều hệ thống vũ khí khác, bao gồm cả một phiên bản mới nhất của chiếc máy bay chiến đấu F-51D Mustang”.
Một chiếc xe tăng M-46.
Điều mỉa mai là Sputnik News đã nhấn mạnh rằng việc khảo sát các vũ khí bắt được đó không bao gồm những vũ khí mà Mỹ cho Liên Xô thuê hoặc cho mượn trong Thế chiến thứ II. Đó là chưa kể chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ bị thương trong một cuộc tấn công vào Nhật Bản năm 1944 phải hạ cánh xuống Siberia và đã bị sao chép điên cuồng vào chiếc máy bay ném bom Tu-4.
Tháng 9/1958, một chiếc Mig-17 của Trung Quốc làm tê liệt một chiếc F-86 Sabre của Đài Loan rồi sau đó đã chuyển nó cho Liên Xô. Sputnik nói thêm: “Chiếc Sabre bị bắt này đã giúp các nhà thiết kế Liên Xô rất đắc lực trong phát triển tên lửa không đối không tầm ngắn K13 được dẫn đường bằng hồng ngoại, một loại tên lửa sau đó đã phục vụ trong nhiều thập kỷ”.
Việt Nam cũng đã cung cấp nhiều vật quý hiếm của Mỹ cho Liên Xô như chiếc máy bay chiến đấu F-5. Loại máy bay này đã được sử dụng rộng rãi trong những chuyến bay để đánh giá Mig-21bis và Mig-23 nhằm phát hiện những điểm yếu của máy bay Mig và cuối cùng là hỗ trợ cho quá trình phát triển chiếc Mig-23MLD và Mig-29”.
Một máy bay F-5 của Không quân Iran.
Sputnik News cho rằng tên lửa phòng không Stinger bị lực lượng đặc biệt Liên Xô bắt được đã dẫn tới các biện pháp vô hiệu hóa loại vũ khí này. Trong cuộc chiến tranh Nga - Georgia năm 2008, Moscow thu được 5 chiếc xe Humvees chứa các thiết bị điện tử và thiết bị mật mã thông tin tiên tiến và đã từ chối trao trả chúng bất chấp các yêu cầu lặp đi lặp lại của Lầu Năm Góc”.
Nhưng công bằng mà nói, chúng ta cũng nên chỉ ra rằng Mỹ và các đồng minh cũng đã bắt được nhiều vũ khí của Nga. Trong năm 1951, một nhóm gồm cả người Mỹ và người Anh đã xoay xở để thu giữ một chiếc máy bay chiến đấu Mig-15 bị rơi.
Máy bay Liên Xô chế tạo cũng thường đến từ những người đào tẩu. Nổi tiếng nhất là Trung úy Không quân Liên Xô Viktor Belenko - người đã đào tẩu năm 1976 với chiếc Mig-25 Foxbat đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó chiếc máy bay bị các chuyên gia Mỹ khảo sát trước khi trao trả lại. Năm 1989, một phi công Liên Xô lái chiếc Mig-29 cũng đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng trả lại chiếc máy bay này.
Một toán lực lượng đặc biệt Liên Xô sau khi bắt được một đoàn xe của đối phương, trong đó có tên lửa vác vai Stinger.
Israel cũng đóng góp vào việc tìm hiểu vũ khí Liên Xô. Phương Tây có chiếc Mig-21 đầu tiên trong tay khi cơ quan tình báo Mossad của Israel thuyết phục được một phi công Iraq lái chiếc máy bay của anh ta đến Israel. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, khi máy bay Mỹ đang bị bắn hạ bởi một tên lửa phòng không Sam-2, Israel đã bắt được một hệ thống Sam-2 với toàn bộ các radar của nó để cho các chuyên gia Mỹ khảo sát và sau đó xây dựng những hệ thống nhiễu tốt hơn.
Một tài liệu của Không quân Mỹ thời điểm đó ghi rằng: “Toàn bộ các nỗ lực khai thác này được kỳ vọng sẽ lấp đầy nhiều lỗ hổng về tình báo và nghiên cứu phát triển của Mỹ, một số trong đó liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Đông Nam Á”. Những phát hiện này đã giúp Mỹ hiểu được tiêu chuẩn thiết kế cũng như triết lý nghiên cứu phát triển và kiểm soát chất lượng của Liên Xô.
Các vũ khí khác bị bắt giữ trong chiến tranh Israel Arab gồm xe tăng T-62 và T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP và tên lửa chống tăng Sagger. Cả hai phía đều bị mất mát và có lợi khi nhiều đồng minh thuộc thế giới thứ 3 của họ trở cờ và cung cấp cho người bảo trợ mới những cái nhìn sâu vào các vũ khí đã được những người hậu thuẫn cũ cung cấp.
Iran đã cung cấp cho Liên Xô cơ hội xem xét kỹ chiếc máy bay chiến đấu F-14 trong khi Hoa Kỳ cũng đã được thấy vũ khí Liên Xô trong kho vũ khí Đông Nam sau năm 1989.
Tuy nhiên không có cái nào trong những thứ đã thu được có thể tạo ra một chiến thắng cho quốc gia. Nguyên tắc cơ bản của chiến tranh là thế này: Nếu bạn sử dụng vũ khí của mình trong chiến đấu, kẻ thù của bạn sẽ có thể chạm tay vào chúng hoặc là ít nhất có một cơ hội để quan sát chúng đủ tốt để đưa ra các biện pháp đối phó. Và đó là lý do tại sao vũ khí bí mật không thể giữ bí mật được lâu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.