Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Alexandre Émile Jean Yersin (phiên âm tiếng Việt: Y-éc-xanh; 22/9/1863 - 1/3/1943) là một bác sĩ, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thuỵ Sĩ. Ông nổi tiếng vì là người đầu tiên phát hiện ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên để vinh danh ông (Yersinia pestis).
Một nhà vi khuẩn học khác, Kitasato Shibasaburo, được ghi nhận là đã xác định độc lập vi khuẩn này từ vài ngày trước đó, nhưng có thể đã xác định được một loại vi khuẩn khác và không phải là mầm bệnh gây ra bệnh dịch hạch.
Yersin cũng lần đầu tiên chứng minh rằng loại trực khuẩn có trong bộ gặm nhấm cũng xuất hiện trong bệnh dịch ở người, do đó nhấn mạnh được các phương thức lây truyền khả thi. Ông cũng là một nhà thám hiểm, người đã khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ miền Trung Việt Nam sang Campuchia, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa Hà Nội (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Chính vì những công lao đó mà người dân Việt Nam luôn ghi nhớ đến ông. Ở Hà Nội người ta thi thoảng nghe thấy những cái tên nước ngoài để chỉ địa danh đường phố hay vườn hoa. Nhiều người không để ý nhưng cũng có những người đến bây giờ vẫn thắc mắc vì vẫn chưa hiểu, thí dụ như dốc Laforge, vườn hoa Pastuer hay phố Yersin…
Yec-xanh (hay Yersin) là tên một phố dài 512 m đi từ phố Lê Quý Đôn, chỗ gặp nhau với các phố Trần Nhân Tông, Nguyễn Huy Tự, đến phố Lò Đúc, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc đây là phố "Bác sĩ Can - mét" (Rue Docteur Calmette), sau năm 1945 đổi là phố Lãn Ông. Trên phố này có Viện Pasteur, nay là Viện Vệ sinh dịch tễ.
Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là tổng Thanh Nhàn), huyện Thọ Xương.
Năm 1943, Yersin qua đời để lại nhiều ký ức sâu đậm cho nhân dân Việt Nam. Nhân dân trong vùng gọi ông một cách thân mật là Ông Năm. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh đều có những con đường được đặt tên để vinh danh ông. Thậm chí quần thể mộ của Yersin ở Suối Dầu, thư viện Yersin ở Viện Pasteur (Nha Trang) được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây được xem là trường hợp duy nhất trên cả nước cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho một người nước ngoài. Làng Tân Xương ở Suối Dầu còn thờ cúng ông như một thành hoàng.
Trên đường YEC XANH còn có một vườn hoa mang tên Pastuer, ông được vinh danh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Vườn hoa Pasteur được người dân biết đến như một công viên xanh, tô đẹp cho các con phố lân cận và là nơi tập thể dục, sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.