Giải mã những trận máy bay ném bom quyết định chiến trường

Thứ ba, ngày 22/05/2018 14:32 PM (GMT+7)
Ở Việt Nam, Mỹ không đạt được lợi thế khi oanh tạc nhưng trong 1 thế kỷ qua, rất nhiều cuộc chiến máy bay ném bom đã quyết định chiến trường.
Bình luận 0

Trong 1 thế kỷ qua, các cuộc tấn công mặt đất của máy bay vũ trang đã mang đến thêm một hướng hỏa lực tàn phá nữa cho chiến trường. Trong một số cuộc chiến tranh, máy bay tấn công mặt đất không đạt được nhiều hiệu quả. Chẳng hạn ở Việt Nam, Mỹ đã không thể giành được lợi thế chiến lược sau những đợt oanh kích trên không. Nhưng trong nhiều cuộc chiến khác, máy bay ném bom đã cho thấy rõ giá trị mà chúng làm được.

Dưới đây là 6 cuộc chiến tiêu biểu:

Chiến tranh Italia – Thổ Nhĩ Kỳ 1911 -1912

Cuộc tấn công đầu tiên của máy bay vào quân đội dưới mặt đất đã diễn ra vào ngày 1.11.1911 trong cuộc chiến tranh giữa Italia và Đế chế Ottoman. Giulio Gavotti, một trung úy của Italia đã bay một máy bay cánh đơn kiểu Etrich Taube bên trên lực lượng Ottoman ở Libya và ném xuống các quả lựu đạn.

img

Máy bay cánh đơn Etrich Taube.

Chuyến bay đầu tiên của Gavotti đã tấn công hai mục tiêu là ốc đảo ở Tagiura và doanh trại quân đội Ottoman ở Ain Zara. Trong chuyến bay có một khó khăn là anh ta vừa phải rút kíp nổ của lựu đạn để thả chúng xuống bằng tay trong khi vẫn phải lái máy bay. Mặt khác cuộc tấn công cũng không có hiệu quả vì không có ai bị thương vì đợt tấn công này.

Tuy vậy, hành động của Gavotti đã chứng minh rằng máy bay có thể đột nhập vào hậu phương quân địch để tấn công bất ngờ. Hành động này cũng khiến quân Ottoman giật mình và dẫn đến một cuộc biểu tình chính trị và thiết lập một ví dụ mà sau đó rất nhiều người đã làm theo tạo ra hiệu quả sâu rộng hơn.

Thế chiến I

Thế chiến I chứng kiến sự phát triển thực sự đầu tiên của chiến tranh trên không, do nhà sáng chế Oswald Boelcke dẫn đầu. Máy bay bắt đầu được đưa ra chiến trường trong vai trò trinh sát và hoạt động chiến đấu trên không chủ yếu trong suốt cuộc chiến là cuộc chiến giữa các phi công.

img

 Máy bay Junkers J-1 của Đức.

Đến giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, tiềm năng dùng máy bay tấn công mặt đất được đánh giá cao. Và do đó sự chuyên môn hóa trong thiết kế máy bay đã xuất hiện với chiếc máy bay tấn công mặt đất đầu tiên là chiếc Junkers J-1 của Đức. Nó được trang bị thêm áo giáp để có thể chống lại đạn của súng bộ binh bắn lên. J-1 đã hỗ trợ các chiến dịch tấn công của Đức trong mùa xuân năm 1918 – đợt tiến công gần như đã làm thay đổi chiều hướng cuộc chiến.

J-1 cho thấy chiếc máy bay tấn công mặt đất có thể tàn phá từ tinh thần đến thân thể những binh sỹ bên dưới. Norman Gladden mô tả cảm giác khi gặp cảnh các máy bay Đức tấn công xuống đất năm 1917 rằng: “Chưa bao giờ có gì làm cho tôi phải hoảng sợ nhưng tôi đã cảm thấy bản thân mình bị kìm kẹp quá lâu trong trạng thái khủng khiếp”.

Nội chiến Tây Ban Nha 1936 – 1939

Trước khi diễn ra Thế chiến II, Đức và Italia đã ngấm ngầm ủng hộ các lực lượng cánh hữu Quốc gia trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Đối với người Đức nói riêng, nó cũng là cơ hội để thử nghiệm thiết bị mới.

img

 Máy bay Heinkel He 111 của Condor Legion.

Sự hỗ trợ của quân Đức, bao gồm cả mặt đất và trên không của đơn vị Condor Legion đã rất hữu ích cho lực lượng Quốc gia Tây Ban Nha trong trận đánh Toledo. Ưu thế công nghệ cho phép họ gieo rắc cơn mưa chết tróc xuống lực lượng Cộng Hòa.

Họ bắn phá các mục tiêu dân sự chiến lược, như trong vụ đánh bom khét tiếng Guernica. Cuộc chiến cũng cho người ta thấy uy lực ghê gớm của chiến thuật dùng máy bay đối phó với lục quân. Trong cuộc chiến này, máy bay tấn công mặt đất đã được tinh chế và kết hợp quan sát ở phía trước để tạo ra các “khẩu pháo bay” mà sẽ được chứng minh là quan trọng trong năm 1939.

Thế chiến II

Không phức tạp và chưa hoàn toàn đáng sợ, Junkers 87 Stuka là máy bay ném bom hàng đầu của Đức. Nhưng tiếng ồn và sự hung bạo của nó khiến nhuệ khí binh sỹ đối phương bị tan vỡ. Nhờ đó nó đã khiến lục quân Ba Lan nhanh chóng tan vỡ trong cuộc xâm lược năm 1939.

img

 Một chiếc Junkers 87 Stuka của Đức.

Ưu thế trên không cũng giúp người Đức trong các chiến thắng đầu tiên của họ ở mặt trận phía Tây. Ngày 13.5.1940, trong một cảnh tượng chưa từng thấy, gần 1500 máy bay Đức đã tấn công các lực lượng Pháp được tăng cường để bảo vệ vùng phía Tây sông Meuse. Các máy bay ném bom của Đức như Stuka và Henschel Hs 123 đã hỗ trợ lực lượng Đức bằng cách bay qua Pháp, tấn công các đơn vị Đồng Minh trước khi họ tới được mặt trận.

Chỉ đến khi quân Đồng Minh vượt qua được ưu thế trên không của người Đức, họ mới đánh bại được đội quân Phát xít. Nguyên soái Rommel, một trong những chỉ huy lớn nhất của Đức trong chiến tranh, bị thương vào ngày 17.7.1944 cũng bởi một cuộc tấn công bắn phá bằng máy bay.

Chiến tranh 6 ngày (1967)

Cuộc chiến 6 ngày đã làm mở rộng lãnh thổ Israel và đảm bảo cho nước này danh tiếng như một sức mạnh quân sự. Chiến thắng kinh ngạc trước Ai Cập, Jordan và Syria của họ một phần lớn được mang lại từ không lực.

img

 Một cuộc không kích của Israel ở gần Bệnh viện Augusta – Victoria.

Bằng cách tiêu diệt máy bay đối phương từ khi chúng còn đang ở trên mặt đất, người Israel đã đảm bảo được sự thống trị trên bầu trời. Nhờ an toàn trong các cuộc không kích, lực lượng không quân của họ đã hỗ trợ các cuộc tấn công mặt đất hiệu quả. Chiếc máy bay huấn luyện Potez Magister được thay đổi để phù hợp với tấn công mặt đất đã chứng tỏ nó là một vũ khí đặc biệt mạnh mẽ. Đèo Mitla còn chứa đầy đủ đoàn xe chiến đấu bị cháy của Ai Cập do các đợt tấn công từ trên không.

Sau cuộc chiến các quốc gia Ả Rập học hỏi được nhiều điều và chuẩn bị các biện pháp chống máy bay. Tuy nhiên sự tàn phá tuyệt đối bằng sức mạnh không quân vẫn là một biểu tượng sức mạnh của Israel.

Chiến tranh vùng Vịnh (1991)

Chiến tranh vùng Vịnh đã đưa hình ảnh các đợt oanh tạc trên không lên màn hình tivi. Thế giới theo dõi trực tiếp khi liên minh do Mỹ đứng đầu đã vô hiệu hóa hoạt động phòng thủ của Iraq trước khi một chiếc giày đặt chân lên đất Iraq.

img

 Máy bay A-10 của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Trung tâm của cuộc chiến là chiến dịch Bão táp sa mạc – một vụ đánh bom chiến dịch nhằm mục tiêu theo 3 giai đoạn gồm đánh vào mục tiêu các hệ thống phòng không của Iraq, khả năng chỉ huy liên lạc và cuối cùng là các mục tiêu quân sự.

Khi lực lượng phòng không Iraq đã tê liệt, máy bay liên quân có thể chuyển sang vai trò hỗ trợ mặt đất. Các đoàn xe bọc thép bị đánh tan ngay trên đường đến trận địa. Các lực lượng mặt đất Iraq đã không có cơ hội chống lại lợi thế trên không của đối phương.

Nam Khánh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem