Từ khoảng 17h chiều, hàng trăm bạn trẻ đã tập trung ở khu vực sân vận động Mỹ Đình để chờ đón hiện tượng nhật thực toàn phần.
Theo Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, lúc 16h01, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, pha toàn phần bắt đầu lúc 18h57; đạt cực đại lúc 19h00. Pha toàn phần kết thúc lúc 19h02; pha một phần kết thúc lúc 20h44. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59 và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.
Tuy nhiên, đến 19h30, một phần mặt trăng mới xuất hiện với màu đỏ cam, khuyết.
Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hiện tượng nguyệt thực bằng điện thoại
Lý giải về việc này, anh Phan Thanh Hiền, trợ giảng và trợ lý nghiên cứu Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội cho biết: "Hôm nay, ở Việt Nam trăng sẽ mọc và lúc 18h10. Tuy nhiên ở Hà Nội có nhiều bụi nên đến 19h30, một phần của mặt trăng mới xuất hiện. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra từ khoảng 19h đến 19h10. Sau đó chỉ còn hiện tượng nguyệt thực một phần"
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Từ 17h, hàng trăm bạn trẻ đạ tụ họp về khu vực sân vận động Mỹ Đình
Nhiều em nhỏ thích thú chờ đón xem nguyệt thực
Do Hà Nội nhiều bụi, khuất tầm nhìn nên đến 19h30, người dân mới có thể nhìn thấy nguyệt thực
Em Hoàng Quốc Anh, 15 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) say sưa ngắm nguyệt thực qua ống nhòm
Anh Phan Thanh Hiền, trợ giảng và trợ lý nghiên cứu Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội cho hay, do thời tiết Hà Nội không thuận lợi nên người dân chỉ nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực một phần
Hình ảnh nguyệt thực toàn phần lúc 19h30
Video: Giới trẻ Hà Nội đổ xô đi xem "trăng máu":
Vui lòng nhập nội dung bình luận.