Người trẻ mắc tâm thần phân liệt đang tăng, nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ tái phát tới 70% Những điều nên biết về bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng
Chỉ tính riêng tại Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân nhập viện vì tâm thần phân liệt ngày càng tăng và trẻ hóa. Nhiều bệnh nhân dù mới đang ở tuổi học đường đã phải nhập viện với các biểu hiện như: tách dần khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm khô lạnh, học tập, làm việc sút kém, hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu…
Luôn có ý nghĩ người khác muốn ám hại mình
Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân tâm thần đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai có xu hướng gia tăng, trong đó có tâm thần phân liệt. Một trường hợp điển hình là nam bệnh nhân N.V.H (32 tuổi, ở Nam Định) làm nghề cắt tóc. Cách đây 2 năm, người nhà nhận thấy H có biểu hiện chậm chạp hơn, ít nói, hay mệt và ngại giao tiếp. Người nhà cho rằng bệnh nhân bị trầm cảm và muốn đưa đi khám, nhưng H không đồng ý.
Thách thức lớn đối với những người bị bệnh tâm thần phân liệt là sự kỳ thị. Sự kỳ thị này xuất phát ở cả những người thân của người bệnh. Điều này, gây ra tác động tiêu cực đến nhận thức người bệnh, khiến họ tự ti, căng thẳng, thậm chí không muốn nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu được gia đình, người thân thấu cảm và đồng hành với người bệnh thì bệnh tâm thần phân liệt có thể kiểm soát được.
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất - Trưởng phòng Điều trị rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Tình trạng này kéo dài khoảng 2 tháng, bệnh nhân H nghỉ làm, sinh hoạt một mình trong phòng, không tiếp xúc với ai và hay cáu gắt, thường lẩm bẩm một mình như đang nói chuyện với ai đó, có lúc sợ sệt, có lúc giận dữ phản ứng, chửi bới, đập phá. H luôn cho rằng người nhà đang theo dõi, âm mưu hại mình. Cuối cùng, gia đình phải cưỡng chế đưa H vào viện. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và điều trị theo phác đồ. Một thời gian sau, bệnh nhân H gặp nhiều mâu thuẫn, căng thẳng trong công việc nên thường đi uống rượu. Sau đó, H tái phát bệnh với biểu hiện như đợt đầu tiên. Kể với bác sĩ, bệnh nhân này cho biết luôn nghe thấy tiếng nói trong đầu mình là kẻ kém cỏi, vô dụng…
Theo các bác sĩ, những trường hợp như bệnh nhân H khá thường gặp và đang gia tăng. Ở giai đoạn cấp tính, các bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động, nghĩ người khác hại mình… dẫn đến dễ gây tổn hại cho bản thân và người xung quanh. Thậm chí, bệnh nhân sẽ đối diện nguy cơ tự sát. Bệnh tâm thần phân liệt làm tăng nguy cơ tử vong sớm cao gấp 2 đến 3 lần so với dân số chung.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy, 47% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tình trạng lạm dụng chất kích thích khác nhau. Trong đó, 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có lạm dụng rượu và trên 70% lạm dụng nicotin.
Người bệnh cần nhất là người thân thấu hiểu, đồng hành
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất - Trưởng phòng Điều trị rối loạn loạn thần và y học tự sát, thuộc Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, tại Việt Nam, số người mắc tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,3 - 0,5% dân số. Bệnh khởi phát thường xuyên nhất vào cuối tuổi vị thành niên và những năm 20 tuổi. Đặc biệt, tâm thần phân liệt có nguy cơ tái phát cao, dao động từ 50 - 92% trên toàn cầu, trung bình khoảng 70%. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều lần tái phát. Nguyên nhân bệnh tái phát thường liên quan tới việc không tuân thủ thuốc điều trị, dùng thuốc hoặc chất kích thích, sang chấn tâm lý…
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy, 47% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tình trạng lạm dụng chất kích thích khác nhau. Trong đó, 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có lạm dụng rượu và trên 70% lạm dụng nicotin.
Các dấu hiệu sớm khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát, gồm: Thay đổi thói quen ngủ; thay đổi thói quen ăn uống; suy nghĩ kỳ quái, khó hiểu; mất năng lượng; cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận; giảm chú ý vệ sinh bản thân; xa cách, thu mình khỏi xã hội; mất hứng thú với những thứ từng được hưởng; ảo giác hay hoang tưởng… Người mắc tâm thần phân liệt tái phát thường để lại hậu quả rất nặng nề. Mỗi lần tái phát sẽ gây tổn thương chất trắng và chất xám khiến cho teo não tiến triển.
Về điều trị, bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất chia sẻ, thách thức lớn đối với những người bị bệnh tâm thần phân liệt là sự kỳ thị. Sự kỳ thị này xuất phát ở cả những người thân của người bệnh. Điều này, gây ra tác động tiêu cực đến nhận thức người bệnh, khiến họ tự ti, căng thẳng, thậm chí không muốn nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu được gia đình, người thân thấu cảm và đồng hành với người bệnh thì bệnh tâm thần phân liệt có thể kiểm soát được.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh tâm thần phân liệt có đặc trưng tiến triển các đợt loạn thần tái phát. Vì vậy, người mắc tâm thần phân liệt cần phải tuân thủ điều trị để tránh hậu quả khi bệnh tái phát. Người thân của người bệnh cần biết các dấu hiệu tái phát sớm để đưa bệnh nhân tới cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa.
Các dấu hiệu sớm khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát, gồm: Thay đổi thói quen ngủ; thay đổi thói quen ăn uống; suy nghĩ kỳ quái, khó hiểu; mất năng lượng; cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận; giảm chú ý vệ sinh bản thân; xa cách, thu mình khỏi xã hội; mất hứng thú với những thứ từng được hưởng; ảo giác hay hoang tưởng… Người mắc tâm thần phân liệt tái phát thường để lại hậu quả rất nặng nề. Mỗi lần tái phát sẽ gây tổn thương chất trắng và chất xám khiến cho teo não tiến triển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.