Hái bông điên điển
-
“Miền Tây xanh sắc mây trời, phù sa nước nổi người ơi đừng về. Với màu điên điển say mê, vàng trong ánh mắt, vỗ về gót chân...”.
-
Như một lời hẹn hò của thiên nhiên, mỗi khi mùa nước nổi về, các loại rau đồng như bông súng, bông điên điển, hẹ nước, rau nhút,... đồng loạt sinh sôi nảy nở, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người.
-
Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.
-
Mùa nước nổi ở An Giang là cơ hội để nhiều người mưu sinh, trở thành nét đặc trưng của miền sông nước. Mùa nước nổi ở An Giang với muôn kiểu kiếm tiền, nhộn nhịp đánh bắt cá tôm, trồng và hái bông điên điển, bông súng. Mùa nước nổi ở An Giang ra chợ đầu mối, chợ quê cho đến chợ “chồm hổm” không thiếu thứ sản vật nào, muốn ăn cá gì cũng có...
-
Xưa, mỗi năm cây điên điển chỉ gắn bó với người dân vào mùa lũ. Nay, điên điển trở thành cây sinh kế của nhiều gia đình, thu hoạch quanh năm, muốn ăn mùa nào cũng có. Thật khó tin khi cây điên điển trở thành cây trồng chính của hàng trăm hộ ở các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang)