Hải chiến Gạc Ma
-
35 năm, bia vàng lịch sử khắc tên 64 liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Các anh mãi nằm lại trong lòng biển đảo nhưng ngọn lửa Gạc Ma thì đã, đang và sẽ cháy mãi.
-
11 năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, từ 4h sáng vợ chồng cựu binh Trần Thiên Phụng đã lục tục dậy sớm, nổi lửa để chuẩn bị cho quán bún bò, giò chả. Chăm chỉ, cần mẫn là thế nhưng căn nhà cấp 4 nằm tít trong hẻm nhỏ, vị trí không thuận lợi nên mỗi ngày quán bún của vợ chồng ông Phụng chỉ bán được dăm bảy chục tô bún, thu nhập cũng rất khiêm tốn.
-
Nguyên Tư lệnh binh chủng công binh Hải quân chia sẻ về những gian khó mà Hải quân Việt Nam đã vượt qua để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng.
-
Tròn 30 năm từ cuộc chiến bi hùng ấy, vòng tròn bất tử Gạc Ma vẫn luôn được nhắc đến không chỉ trong ngày 14.3 này mà sẽ mãi là ký ức không bao giờ phai mờ. Và 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hy sinh ngày ấy, Tổ quốc và nhân dân sẽ mãi nhớ các anh - những người con đất Việt đã viết nên khúc tráng ca của Trường Sa.
-
“Ba chục năm rồi, nó không về thăm cha mẹ già và các em nữa. Vậy mà đêm nào, tôi cũng giật mình tưởng nó về…” - cụ Phan Thị Đay, mẹ liệt sĩ Võ Đình Tuấn (Ninh Hòa, Khánh Hòa) chấm nước mắt nghẹn ngào nói.
-
May mắn sống sót sau trận hải chiến bi hùng Gạc Ma (14.3.1988), trở về quê nhà sau gần 4 năm bị giam tại nhà tù Trung Quốc, giờ đây, cựu binh Lê Minh Thoa quay về với cuộc sống thường nhật. Nhưng quãng thời gian khủng khiếp đó là những ký ức vẫn hằn sâu trong tâm trí người cựu binh dù 30 năm đã trôi qua.
-
“Thơ tình người lính biển” - một trong những bài thơ hay nhất viết về biển và người chiến sỹ đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1981. Dù ra đời trước đó 7 năm nhưng bài thơ mang nhiều dự cảm về sự kiện Gạc Ma năm 1988. Nhà thơ đã chia sẻ về bài thơ nổi tiếng này và những mong mỏi của ông.
-
Giỗ 64 liệt sĩ năm nay rơi vào 27 tháng Giêng, trùng với ngày họ ngã xuống ở Gạc Ma, Len Đao 30 năm trước.