Hái lộc rừng

  • Tháng 6 âm lịch là lúc sim ở khắp các đồi rừng Nghệ An chín rộ. Nông dân lại vào mùa hái “lộc rừng”. Hiệu quả kinh tế từ cây sim mang lại, nhiều nơi, người dân đã đưa cây sim rừng về trồng ở vườn nhà, trồng dưới tán rừng, khoanh nuôi và bảo vệ cây sim.
  • Bản Cửa Rừng (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây nổi tiếng với những vạt rừng chít xanh ngút ngàn. Bà con đồng bào Mông ở đây coi bông chít là "lộc trời" ban tặng. Nhờ hái bông chít để bán, bà con nơi rẻo cao này sắm được xe máy, ti vi, quần áo...
  • Không mất công trồng, không phải chăm sóc, nhưng cứ đến mùa chít, người dân huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai lại lên rừng thu hoạch, mang về bán cho thương lái, kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Việc hái bông chít cũng vất vả, thậm chí nguy hiểm nhưng nếu chăm chỉ thì 1 người có thể kiếm được đôi trăm ngàn đồng mỗi ngày, mỗi mùa bông chít kiếm cả chục triệu đồng.
  • Những ngày này, tại xã miền núi Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) những người nông dân nơi đây bắt đầu bước vào vụ hái măng đắng. Hàng trăm người dân đồng bào Mông trong xã từ sáng sớm đã mang gùi, cuốc vào rừng (rừng khoanh nuôi, bảo vệ của người dân) thu hái măng đắng như là lộc rừng. Từ việc bảo tồn, khoanh nuôi rừng và khai thác măng đắng, có nhiều hộ thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng...