Anh Phiệt thổ lộ, trước kia gia đình anh sinh sống ở thành phố nhộn nhịp, bản thân anh làm nghề lái máy ủi. Nhưng do đam mê với nghề nông, anh đã bán chiếc máy ủi được 70 triệu đồng rồi đem toàn bộ số tiền đó về vùng đất đồi núi của xã Phước Diêm mua đất xây dựng trang trại nuôi dê.
nh Phan Văn Phiệt chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Công Tâm
“Mới chân ướt chân ráo vào nghề nuôi dê tôi rất bỡ ngỡ. Ở đây khí hậu khắc nghiệt nắng nóng quanh năm, đàn dê chủ yếu thả quanh các đồi núi, chuyện dê bị gãy chân khi trượt té hoặc mắc bệnh là chuyện không hiếm. Mỗi lần đưa dê đi khám bệnh hoặc kêu cán bộ thú y đến chăm sóc rất bất tiện vì đoạn đường khá xa, mất công sức và tiền bạc. Khắc phục điều này, tự tôi bỏ tiền, thời gian, công sức đi các trại chăn nuôi dê lớn trong tỉnh để học hỏi, rồi mua sách báo kỹ thuật nuôi dê về để tham khảo thêm. Học đến đâu, tôi áp dụng vào thực tế của trang trại đến đó. Tới nay kiến thức, kỹ năng nuôi dê của tôi đã ổn…”-anh Phiệt kể lại.
Với số lượng 50 con ban đầu, đến nay anh Phiệt đã sở hữu trong tay 300 con dê, trong đó có 170 con dê cái sinh sản, 30 con đực giống và 100 con dê thương phẩm đang trong giai đoạn chuẩn bị xuất bán thịt. Chỉ tính riêng dê thịt thương phẩm, bình quân mỗi năm, anh Phiệt xuất bán cho các thương lái đem lại khoản lãi 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Ông Huỳnh Đức Thắng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận Nam cho hay, không chỉ anh Phiệt mà hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đều có tinh thần chia sẻ, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.