Ông Kim Jong-un xuất hiện trong một đoạn phim ở thủ đô Seoul.
Ngày 4.7, Triều Tiên phóng một quả tên lửa ra biển Nhật Bản được Mỹ khẳng định là đạn đạo liên lục địa. Bình Nhưỡng cũng tuyên bố nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trong lịch sử. Đây được xem là tiến bộ khoa học kĩ thuật rất lớn của Bình Nhưỡng vì chế tạo và phóng thành công loại vũ khí này là rất khó.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 11.7 cho rằng Triều Tiên chưa hoàn toàn phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa khi quả tên lửa mới phóng của Triều Tiên không rõ có hoàn thành công đoạn quay trở lại khí quyển hay không.
Thông thường, một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ được phóng lên cao, đạt độ cao tối đa rồi quay trở lại khí quyển. Đây được xem là bước rủi ro nhất vì tên lửa ma sát với không khí và dễ bị bốc cháy. Kĩ thuật bảo đảm an toàn cho lớp vỏ tên lửa khi nó quay về trái đất vẫn được xem là thách thức lớn với Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ Yi Wan-young của Đảng Hàn Quốc Tự do trong cuộc gặp với các quan chức từ Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, khẳng định thông tin Triều Tiên có được tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân đã bị thổi phồng quá mức và không được kiểm chứng.
Ông Yi nói rằng Triều Tiên có thể thử hạt nhân ở bãi thử Punggye-ri bất kể thời gian nhưng trong thời gian tới quốc gia này sẽ chưa kích nổ vụ thử mới.
Quả tên lửa Triều Tiên phóng đi hôm 4.7.
Tên lửa Triều Tiên bắn lên ngày 4.7 được định danh là Hwasong-14, có tầm bắn tối đa 6.700 km, đồng nghĩa nó có thể vươn tới bang Alaska của Mỹ và đảo Hawaii ở Thái Bình Dương.
Trong năm nay, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa 8 lần và vẫn chưa thử hạt nhân như dự tính của các chuyên gia quân sự. Bình Nhưỡng từng thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009, 2013 và 2016.
Vụ thử tên lửa ngày 14.5 của Triều Tiên được các chuyên gia quân sự đánh giá là thành công vì tên lửa Triều Tiên đã quay trở lại khí quyển thành công, theo Telegraph.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố tuần trước rằng nước này sẽ thể hiện “nhuệ khí ngút trời trước quân Mỹ” và sẽ không bao giờ thỏa hiệp về chương trình hạt nhân. Vũ khí hủy diệt này vẫn được xem là đòn giáng trả mạnh mẽ Bình Nhưỡng có trong tay nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ.
Quan hệ của Triều Tiên và các quốc gia châu Phi có lịch sử hơn 50 năm và vẫn phát triển, bất chấp lệnh cấm vận bủa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.