3 tuổi đã phải chiến đấu với tử thần
Mới gặp Lưu Khánh Hà, ít người có thể tin rằng cô bé có gương mặt bụ bẫm với đôi mắt đen sâu thăm thẳm này lại đang mang trong mình căn bệnh u não từ năm lên 3 tuổi. Theo các chuyên gia, u não đang đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở trẻ em với tỷ lệ mắc u tiên phát ở khoảng 2-3/100.000 trẻ. Đây là bệnh hết sức nguy hiểm và đe dọa tính mạng của trẻ.
Chưa tròn 6 tuổi, bé Lưu Khánh Hà đã trải qua 3 lần phẫu thuật u não liên tiếp trong 3 năm.
Tháng 6.2014, cô bé bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên: mất chú ý trong thời gian ngắn, không kiểm soát được hành động. Lúc đó, gia đình chỉ nghĩ đây là hậu quả của việc sốt cao và cho con đi khám.
“Chúng tôi không thể ngờ được đó lại là những triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư, và cũng là khởi đầu cho hành trình chiến đấu với bệnh tật hơn 1.000 ngày đêm đã qua và hàng ngàn ngày đêm trong tương lai”- anh Lưu Thượng Giang (đường Nguyên Hồng, Thành Công, Hà Nội), bố Khánh Hà nhớ lại.
Và cuộc chiến thực sự đã bắt đầu vào năm 2015, khi Khánh Hà bỗng nhiên mất cử động tay phải. Kết quả chụp cộng hưởng khiến các bác sỹ bàng hoàng bởi các khối u trong não đã rất lớn, kích thước từ 5,5 – 7cm, Khánh Hà phải nhập viện khẩn cấp và lên bàn mổ não khi mới 3 tuổi 2 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau, các khối u xuất hiện trở lạị và tiến triển rất nhanh, xâm lấn gần như một nửa não bộ cô bé. Lo lắng, hoang mang, bố Khánh Hà đã gõ rất nhiều cửa, hỏi ý kiến nhiều chuyên gia, bác sỹ ung bướu hàng đầu, lên mạng tìm thông tin để tìm các cơ hội điều trị tốt nhất cho con. Tháng 9/2015, Khánh Hà tiếp tục lên bàn phẫu thuật lần thứ 2 nhưng các bác sỹ chỉ có thể lấy ra một khối u to nhất, nguy hiểm nhất, các khối u còn lại buộc phải dùng phương pháp xạ trị.
Lúc này, gia đình rất băn khoăn, lo sợ Hà quá nhỏ, liệu có chịu đựng được những di chứng nặng nề mà xạ trị gây ra. Nhưng tốc độ phát triển của các khối u tiếp tục khiến gia đình không thể chần chừ hơn nữa. May mắn thay, anh Giang được giới thiệu đến Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gặp Bác sỹ Đoàn Trung Hiệp, Phó giám đốc Trung tâm, phụ trách xạ trị .
Trị bệnh và xóa bỏ định kiến
Trung tâm Ung bước Vinmec là trung tâm ung thư đầu tiên ở Việt Nam sử dụng mô hình tiếp cận đa chuyên khoa và chăm sóc người bệnh toàn diện với sự phối hợp của các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, mô học, công nghệ gene, hóa trị liệu, xạ trị, phẫu thuật, tâm lý, dinh dưỡng, điều trị đau, và ghép tế bào gốc.
“Khi đã trao đổi cặn kẽ cùng các chuyên gia điều trị ung bướu, tôi không mất nhiều thời gian để quyết định điều trị tại Vinmec. Sau tuần đầu chờ đợi cho các xét nghiệm cụ thể về hình ảnh và dịch não tủy, BS Hiệp đã trực tiếp lên một kế hoạch xạ trị hoàn chỉnh, đây là giai đoạn tôi cho là phức tạp nhất và việc thực hiện thực sự đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao từ những người tham gia” – Anh Giang chia sẻ
Không như những gì hình dung trước đó, xạ trị công nghệ cao tại Vinmec giống như một “cuộc đi dạo” nhiều hơn là một cuộc chạy nước rút hành xác đối với người bệnh. Vào các buổi chiều hàng ngày, Hà phải ở trong phòng xạ một mình, nhưng với những chuẩn bị kỹ càng cùng với sự tận tình, liệu pháp tâm lý của các kỹ thuật viên tại Trung tâm xạ trị, cảm giác hồi hộp và lo lắng của gia đình qua đi rất nhanh.
Khánh Hà và các bác sỹ của Trung tâm Ung bướu Vinmec.
Sau xạ trị, tóc của Khánh Hà vẫn được bảo vệ khiến em không bị mặc cảm và vẫn có cảm giác bình thường như mọi đứa trẻ khác. “Xạ trị bảo tồn tóc cho bệnh nhi mới 4 tuổi là kỹ thuật rất khó. Nang tóc chỉ nằm cách khối u 7-8mm (khó ngang vi phẫu) để xạ được vào khối u liều lượng lên tới 60 Gray trong khi nang tóc chỉ chịu được dưới 10Gray gray thì phải tính toán cực kỳ chính xác cẩn thận, chuẩn xác, tinh tế, và thực sự đồng cảm với bệnh nhân là những điều mà chúng tôi vẫn nhắc nhau hàng ngày ở đây” – BS Hiệp cho biết.
Cũng theo BS Hiệp, Vinmec còn phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà xóa bỏ đi những định kiến xạ trị là một nỗi “ám ảnh kinh hoàng”. Ngay cả đối với bệnh nhi Khánh Hà, nếu như gia đình không quá sợ hãi xạ trị và thì ngay sau lần phẫu thuật đầu tiên, tiếp nối luôn phương pháp xạ trị thì nguy cơ các khối u tái phát đã chậm lại.
Liệu pháp kỳ diệu - miễn dịch tự thân
Quá trình xạ trị kéo dài 30 ngày tại Vinmec đã khống chế và kiểm soát được sự phát triển các khối u trong não, một số khối u nhỏ đã biến mất. Nhưng sau 11 tháng được kiểm soát, khối u bắt đầu hoành hành trở lại. Lần này mức độ vô cùng nguy kịch: toàn bộ não bộ bị khối u xâm lấn ½ với 5 khối u cả cũ và mới. Sức khỏe Khánh Hà diễn biến xấu rất nhanh khiến khả năng thành công của ca phẫu thuật lần 3 rất mong manh. Các bác sỹ Vinmec đã khuyên gia đình làm liệu pháp miễn dịch tự thân cho Khánh Hà để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho ca mổ.
Tuy chưa nghe nhiều về phương pháp này, nhưng trong lúc tuyệt vọng, gia đình đã bám vào chiếc “phao cứu sinh” này. Sau lần cấy đầu tiên, sức khỏe Khánh Hà đã có sự biến chuyển kỳ diệu, từ chỗ nằm bất động, ăn uống khó khăn, cháu đã ngồi dậy, đi lại và chịu chơi, ăn uống tốt hơn. Trong lúc chờ sức khỏe tốt hơn, may mắn đã đến với Hà khi cháu là 1 trong những ca được GS phẫu thuật thần kinh nổi tiếng của Úc Charlie Teo phẫu thuật thị phạm. Khánh Hà vào phòng đại phẫu lần thứ 3 khi vừa tròn 5 tuổi. Sau 5 giờ phẫu thuật, đôi bàn tay vàng đỉnh cao của GS Charlie Teo đã bóc tách toàn bộ khối u trong não của Hà – một kết quả kỳ diệu ngoài sự trông đợi của các bác sỹ và chuyên gia bởi thể tích các khối u xâm lấn quá lớn.
Sức khỏe của Khánh Hà khá hơn sau lần cấy ghép miễn dịch tự thân lần thứ 3 tại Vinmec.
Liên tiếp trải qua 3 ca đại phẫu trong 3 năm, bệnh tật dường như không quật ngã được thiên thần mắt đen này. 1 tháng sau mổ, Khánh Hà dần bình phục và tiếp tục thực hiện liệu pháp miễn dịch tự thân và được Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ chi phí. Sau 2 lần cây ghép miễn dịch tại Vinmec, sức khỏe của Hà đã tốt hơn, cháu chịu ăn và chịu chơi, tâm trạng vui vẻ hơn. Theo đánh giá của các bác sỹ, liệu pháp miễn dịch tự thân ở giai đoạn này vô cũng quan trọng bởi tác dụng hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Ngày mai và rất nhiều ngày sau nữa, cuộc chiến đấu với bệnh tật của cha con Khánh Hà vẫn dai dẳng và khốc liệt. Nhưng với trái tim quả cảm và sức mạnh của tình yêu thương, cha con Khánh Hà sẽ tiếp tục kiên cường và nỗ lực từng giây phút để nắm lấy ánh sáng của cuộc sống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.