Trong thời kỳ phong kiến cổ đại, các nhà cai trị của Trung Quốc vẫn luôn sáng tạo ra nhiều cách thức xử phạt và tra tấn phạm nhân. Ngày càng có nhiều hình phạt tàn khốc nhằm gây đau đớn cho người phạm tội và răn đe những kẻ khác.
Trên thực tế có rất nhiều loại hình tra tấn dã man xuất hiện ở triều nhà Minh và nhà Thanh, đặc biệt nhất vẫn là triều đình người Mãn.
Năm 1804, quyển sách có tên "Khốc hình Trung Quốc" đã được xuất bản ở London, Anh. Quyển sách này mô tả tổng quan về các hình phạt tàn khốc tại hai tỉnh lớn trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc.
Loạt hình ảnh trong quyển "Khốc hình Trung Quốc" gần gũi với người dân Trung Quốc và thường được xuất hiện trong các bộ phim truyền hình. Nét mặt của quan lại, lính và tội phạm đều khá bầu bĩnh và tươi sáng dù đang trong quá trình xét xử, thi hành án.
Trong phần lời nói đầu, tác giả quyển "Khốc hình Trung Quốc" đã có lời ca ngợi hệ thống hình sự phân cấp của Trung Quốc mặc dù đây không phải là hệ thống pháp lý ông ủng hộ.
Ngược lại, bộ ảnh "Hình pháp phong tục dân gian nhà Thanh" của một họa sĩ người Trung Quốc vẽ lại có nhiều điểm gần với thực tế hơn và phong phú nội dung.
Người xem có thể cảm nhận được sự tàn khốc của các hình phạt này qua các bức vẽ. Mặc dù nét vẽ khác nhau nhưng các họa sĩ đều cố gắng truyền tải sự dã man, độc ác của những người thi hành án thời xưa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.