Hố sâu nhìn từ trên cao.
Một hố nước sâu có diện tích lớn hơn đất nước Hà Lan, khoảng 41.000 k2m, đang xuất hiện ở Nam Cực và khiến các nhà khoa học lo ngại. Họ thực sự không hiểu nổi vì sao hố nước này lại xuất hiện ở khu vực quanh năm băng giá như Nam Cực.
Giáo sư Kent Moore từ đại học Toronto (Canada) nói rằng hố sâu này “rất đáng kinh ngạc”. Ông ví nó được tạo ra bởi một người khổng lồ đấm thẳng xuống mặt băng. Khái niệm vùng nước bao quanh bởi băng tuyết được gọi bằng từ “polynya” trong tiếng Nga.
Hố sâu “polynya” được phát hiện lần đầu bằng vệ tinh năm 1970 ở phía đông Nam Cực. Sau một thời gian không thay đổi kích thước, hố này bất ngờ nở rộng ra. Đây là lần thứ hai hố này phình ra nhiều tới vậy, tiến sĩ Moore nói.
Ở thời điểm 40 năm trước, các nhà khoa học chưa có nhiều trang thiết bị để nghiên cứu hố sâu polynya. Nhà khoa học khí tượng Torge Martin nói rằng họ chỉ có thể chụp ảnh từ vệ tinh và biết rằng ở đó có một hố nước sâu.
Việc đo đạc hố nước hiện nay cũng rất khó khăn bất chấp tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo sư Mojib Latif, một chuyên gia về Nam Cực, nói: “Vùng biển phía đông có nhiều tầng băng xếp bên trên. Bằng cách nào đó, lớp nước biển nóng bên dưới tầng băng len lỏi qua lớp nước lạnh và trồi lên trên. Hiện tượng này tạo ra các khoảng trống khổng lồ”.
Đây là lần thứ hai hố sâu này nở to tới vậy.
Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm cách giải thích hố sâu polynya diễn ra theo chu kì bao lâu và liệu có phải do biến đổi khí hậu hay không. Giáo sư Moore nói rằng “đổ lỗi” hố sâu này do biến đổi khí hậu là còn quá sớm.
Các nhà nghiên cứu nói rằng hố sâu polynya sẽ gây tác động lớn lên các đại dương vì nhiệt độ chênh lệch giữa nước biển và không khí, ảnh hưởng tới hiện tượng đối lưu.
Một nhóm thám hiểm đã phát hiện hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở miền đông Cộng hòa Czech.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.