Hồ tiêu Gia Lai

  • Cuối tuần trước, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA tổ chức cuộc họp đột xuất gồm lãnh đạo Hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu trong nước và doanh nghiệp FDI. Mục đích cuộc họp đột xuất này nhằm đánh giá thị trường hồ tiêu đang bất thường, tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu.
  • Tại các vùng chuyên canh cây hồ tiêu, nông dân ồ ạt nhổ bỏ trụ hồ tiêu để bán làm củi, làm trụ hàng rào, thậm chí rao bán trên mạng xã hội với giá rẻ như bèo.
  • Sau khi tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm với sự tham gia của chuyên gia tư vấn về OCOP, nhiều huyện thị ở Gia Lai đã có những sản phẩm đầu tiên đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Cụ thể, có khoảng 30 sản phẩm của 11 huyện đạt 3 sao trở lên.
  • Theo kết quả rà soát mới nhất của ngành chức năng huyện Chư Pưh, Gia Lai, tổng giá trị thiệt hại của người trồng tiêu trên địa bàn huyện do ảnh hưởng của mưa kéo dài trong năm 2018 là hơn 900 tỷ đồng.
  • Hàng nghìn hộ nông dân ở Tây Nguyên đón tết khá ảm đạm vì giá hồ tiêu “rơi xuống đáy” và dịch bệnh chết tràn lan. Nhiều người đã quay lưng với “cây vàng đen”, nhưng có nhiều nơi nông dân đã tự mở ra hướng đi mới: Sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững.
  • Những “thủ phủ” hồ tiêu ở Gia Lai đang dần biến mất, từng ha tiêu chết trắng đang dần được thay bằng những diện tích trồng cây ăn quả, hoặc xen canh bên những trụ tiêu “sống dở chết dở”. Tuy nhiên, trồng xen cây ăn quả có phải là lối thoát triển vọng cho người dân khi hầu hết việc chuyển đổi là tự phát?
  • Chỉ trong vòng hơn 3 năm qua, hàng ngàn ha hồ tiêu tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, bị chết mà chưa rõ nguyên nhân. Hàng nghìn hộ trồng tiêu rơi thảm cảnh nợ nần chồng chất.
  • Hàng ngàn ha hồ tiêu ở Tây Nguyên đang bị bệnh, dẫn đến bị chết, nguyên nhân không khó nhận diện: Đó là chính những chủ vườn đang vô tình "đầu độc" vườn tiêu của chính mình, dưới nhiều hình thức...
  • Thời gian gần đây, một số hộ gia đình ở huyện Chư Sê đang chuẩn bị trồng giống tiêu mới xuất hiện trên thị trường. Theo quan sát của chúng tôi, loại cây này thân thảo, lá có cuống ngắn, phiến lá hình tim đầu nhọn, gần giống lá trầu không; quả đơn, mọng nước. Theo người dân, vì cây có lá và quả gần giống cây rau lá lốt nên được gọi là “tiêu lốt”.